Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 39 - 42)

Bảng 9.CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

Chỉ tiêu ĐVT Trung bình

Tổng diện tích trồng dâu Hạ Châu Công 7,52

Năng suất Kg/công 742,51

Giá bán 1.000 đồng/kg 7,02

Tổng chi phí không có lao động nhà 1.000 đồng/công 731,76

Tổng chi phí có lao động nhà 1.000 đồng/công 1.899,00

Doanh thu 1.000 đồng/công 4.941,24

Lợi nhuận không có lao động nhà 1.000 đồng/công 4.209,47

Lợi nhuận có lao động nhà 1.000 đồng/công 3.042,24

( Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Sau đây ta tiến hành phân tích các số liệu ở bảng trên: - Phân tích năng suất:

Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trung bình dâu Hạ Châu là 742,51kg/công. Con số năng suất trung bình trên cũng tương đối cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với năng suất cam tại địa bàn nghiên cứu thì năng suất cam cao hơn nhiều so với dâu Hạ Châu. Bình quân trên 1 công đất, nếu trồng cam, sẽđạt năng suất gần 900kg/công (Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Phong Điền, năm 2006). Mặc dù hiện nay, trên địa bàn đa số nhà vườn đã chuyển sang trồng dâu, nhất là trồng dâu Hạ Châu, nhưng theo số liệu cho thấy thì năng suất trồng cam vẫn cao hơn so với trồng dâu Hạ Châu. Có lý do trên là do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cam, chanh, quýt sang trồng dâu chỉ mới xuất hiện vào những năm gần đây, kinh nghiệm trồng dâu sẽ ít hơn kinh nghiệm trồng cam, diện tích trồng cam cũng nhiều hơn diện tích dâu Hạ Châu. (Theo Niên giám thống kê Huyện Phong Điền, 2006 thì diện tích trồng cam, chanh, quýt của toàn huyện chiếm khoảng 70% trong tổng diện tích trồng trọt.). Một nguyên nhân nữa là do cây cam là đặc sản của huyện từ rất lâu đời, cho nên nhà vườn trồng cam và cơ quan chính quyền địa phương vẫn muốn khôi phục và phát triển lại một đặc sản đã vốn nổi tiếng nơi đây. Cho nên, diện tích, sản lượng trồng dâu Hạ Châu không nhiều

- Phân tích giá bán:

Qua số liệu bảng trên cho thấy giá bán vào vụ chính của dâu Hạ Châu nếu trúng giá thì giá bán tại vườn cao nhất lên đến 12.000đ/kg, và giá bán bình quân vẫn cao, vào khoảng 7.000đ/kg. Theo điều tra thì dâu Hạ Châu là một trong những cây ăn trái hiếm hoi có giá bán tại vườn tương đối khá cao như vậy. Nếu so sánh với giá bán cam thì giá bán cam tại vườn ởđịa bàn nghiên cứu vào những năm gần đây giá rất thấp, nếu trúng giá thì cũng chỉ khoảng 3.000-4.000đ/kg, ít hơn gấp 3-4 lần so với giá bán dâu Hạ Châu mặc dù năng suất có cao hơn khoảng 200kg/công. Đây là một lợi thế của người trồng dâu Hạ Châu. Từ lý do chính đó, trong quá trình trồng thử nghiệm, nhà vườn thấy cây dâu Hạ Châu vừa dễ trồng lại cho lợi nhuận cao hơn so với các loại cây khác. Điển hình, nếu như cây dâu Hạ Châu vào mùa vụ, trúng giá thì giá bán có thể lên đến 12.000đ-13.000đ/kg, trong khi đó nếu dâu xanh, dâu xiêm, dâu ta trúng giá thì giá bán chỉ có thể lên

đến 6.000đ-7.000đ/kg; còn nếu so sánh với cam thì cam chỉ độ khoảng 3.000đ- 4.000đ/kg.

- Phân tích chi phí và lợi nhuận:

Theo số liệu điều tra từ 44 hộ trồng dâu Hạ Châu được lập nên bảng ở trên cho thấy tổng chi phí bình quân khi không có lao động gia đình khi trồng dâu Hạ

Châu là 731.760đ/công/năm. Nhưng khi tính lao động gia đình vào thì tổng chi phí tăng lên đáng kể là 1.899.000đ/công/năm. Chênh lệch nhau giữa tổng chi phí có tính lao động gia đình và tổng chi phí không tính lao động gia đình là khá lớn,

đến 1.167.240đ/công/năm.

Sự khác biệt lớn về tổng chi phí không lao động gia đình và có lao động gia

đình kéo theo sự khác biệt giữa lợi nhuận đạt được khi không có lao động gia

đình và lợi nhuận đạt được khi có tính lao động gia đình. Qua bảng trên ta thấy chênh lệch giữa lợi nhuận không có lao động gia đình và lợi nhuận có tính lao

động gia đình là 1.167.230đ/công/năm. Theo tâm lý người nông dân thông thường khi tính toán lời lỗ cho một năm sản xuất thì họ chỉ tính lợi nhuận không có công lao động gia đình vào, vì tâm lý người dân là muốn lấy công làm lời. Nhưng thực chất, lợi nhuận không có công lao động gia đình là một con số

không đúng thực tế so với những chi phí thực sựđã bỏ ra. Trong đó, nhưđã phân tích ở các phần trước, chi phí công lao động gia đình cũng chiếm một tỷ trọng

không nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí. Cho nên, lợi nhuận sau khi đã tính toán hết tất cả các khoản chi phí, kể cả chi phí lao động gia đình thì mới là lợi nhuận thực sựđạt được khi sản xuất.

Sau đây ta xem xét đến một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất khi trồng dâu Hạ Châu tính trên 1 công diện tích đất trồng dâu Hạ Châu:

Bảng 10. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Tổng chi phí 1.000đ 731,76 Thu nhập 1.000đ 4.941,24 Lợi nhuận 1.000đ 4.209,47 TN/CPa Lần 6,75 LN/TNb % 85,19 TN/ngày côngc 1.000đ 75,38 LN/ngày côngd 1.000đ 64,22

(Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu phân tích, 2008)

(a) Tiêu chí phản ánh hiệu quả đầu tư, có nghĩa là khi nông hộ đầu tư 01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

(b) Tiêu chí phản ánh tỷ suất lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữđược bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra.

(c) Tiêu chí phản ánh giá trị sản xuất mỗi thành viên trong hộ tham gia trồng dâu Hạ Châu tạo ra.

(d) Tiêu chí phản ánh số tiền mà nông dân có được khi tham gia trồng dâu Hạ Châu.

Từ kết quả bảng trên cho thấy hiệu quả đầu tư vốn (chỉ tiêu TN/CP) vào việc trồng dâu Hạ Châu là tương đối khá cao, đạt 6,75 lần. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất mà nhà vườn tạo ra lớn gấp 6,75 lần so với chi phí đã đầu tư vào sản xuất. Điều này chứng tỏ tình hình trồng dâu Hạ Châu có hiệu quảđầu tư khá cao, dẫn đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư cao, khoảng 85,19% trong tổng giá trị sản xuất tạo ra.

được giá trị sản xuất từ diện tích đất canh tác là khoảng 70.000đ; sau khi trừ đi chi phí sản xuất thì nông dân có được số tiền tích lũy khi tham gia trồng dâu Hạ

Châu là khoảng 60.000 đồng.

Qua việc phân tích chi phí sản xuất cùng với các tỷ số tài chính, cho thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng dâu Hạ Châu trong năm 2007 của nông hộở địa bàn nghiên cứu đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 39 - 42)