Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 54 - 61)

dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ:

4.3.3.1. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu của nông dân:

Những điểm mạnh

- S1: Cây dâu Hạ Châu dễ trồng, sống cộng sinh, không cùng mùa vụ với một số loại trái cây khác, cho năng suất cao, chất lượng tốt… đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia sản xuất dâu Hạ Châu.

- S2: Hiểu rõ đặc điểm sinh học cây dâu Hạ Châu. Qua phỏng vấn nông dân tại địa bàn nghiên cứu thì dâu Hạ Châu có nguồn gốc từ Lái Thiêu và được nhân giống tại địa bàn nghiên cứu từ năm 1960. Mặc dù đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về cây dâu Hạ Châu, nhưng với thời gian trồng lâu năm, kinh nghiệm làm vườn, nông dân hiểu rất rõ đặc điểm sinh học của nó. Từ đó, họ biết cách chăm sóc tốt dâu Hạ Châu nhằm cho năng suất cao, chất lượng tốt.

- S3: Có khả năng tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm. Nguyên nhân trên được giải thích như sau: do trình độ văn hóa của nông dân tại địa bàn nghiên cứu không quá thấp, cho nên việc tiếp thu kiến thức, thông tin mới thuận lợi hơn. Mặt khác, do chưa có nghiên cứu khoa học nào chính thức được phổ biến đến người nông dân về cây dâu Hạ Châu, cho nên, để làm kinh tế vườn tốt, người dân luôn chủ động tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ bà con, hàng xóm, kinh nghiệm tựđúc kết qua quá trình sản xuất, từ các phương tiện truyền thông…

- S4: Linh hoạt trong việc tiêu thụ dâu Hạ Châu. Qua các phân tích các phương thức tiêu thụ dâu Hạ Châu của nông dân ở trên đã cho thấy rõ điều này. Nghĩa là, đa số họ luôn biết cách linh hoạt trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo từng trường hợp cụ thể của mỗi nông hộ. Có hộ chỉ chuyên bán lẻ với giá cao, có hộ chỉ chuyên bán cho thương lái vì thương lái thường không yêu cầu cao về chất lượng, chủng loại, có hộ kết hợp cả hai phương thức tiêu thụ trên.

Những điểm yếu

- W1: Không quan tâm đến việc tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ

thuật, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm. Bởi vì một mặt, họ không có điều kiện tham gia, mặt khác, tâm lý người dân nghĩ đây chỉ là lý thuyết, thực tiễn mới là quan trọng.

- W2: Sản xuất mang tính tự phát, theo phong trào. Điều này sẽ làm cho sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó kiểm soát.

- W3: Còn bảo thủ trong việc truyền đạt kinh nghiệm cho người khác. Theo tâm lý người dân, nếu chia sẻ kinh nghiệm cho người khác thì yếu tố độc quyền trong việc trồng dâu sẽ không còn nữa, khi đó, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của họ.

Những cơ hội

- O1: Chính vì có những giá trị kinh tếđiển hình cho nên dâu Hạ Châu được cơ quan chính quyền tại địa phương quan tâm, hỗ trợ hơn so với một số cây ăn quả khác như sau: đã thành lập được Hợp tác xã dâu Hạ Châu Phong Điền từ

năm 2004. Thương hiệu dâu Hạ Châu Phong Điền cũng đã được xây dựng từ

năm 2006 và giữ vững đến nay. Việc xây dựng thương hiệu dâu Hạ Châu Phong

- O2: Một sốđề tài khoa học về cây dâu Hạ Châu đang được nghiên cứu. Cụ

thể, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đang nghiên cứu lai tạo cho ra sản phẩm dâu Hạ Châu không hạt, chống rụng trái; chuyển đổi giới tính một vài hoa cái thành hoa đực trên cây cái để hoa tự thụ

phấn và nghiên cứu về công nghệ bảo quản sau thu hoạch dâu Hạ Châu.

- O3: Được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Qua điều tra tình hình phân phối sản phẩm của thương lái, chủ vựa thì hiện dâu Hạ Châu đang được thị

trường Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia cùng một vài thị trường khác rất ưa chuộng.

Những thách thức, đe dọa

- T1: Bị thương lái ép giá. Do giá cả thường do thương lái chủ động đưa ra, sau khi thỏa thuận, nông dân không thể không bán cho thương lái vì đặc tính sinh học của sản phẩm cây ăn quả là phải thu hoạch đúng thời điểm, vì bảo quản không được lâu. Cho nên, nông dân luôn bịđộng trước vấn đề giá cả.

- T2: Chi phí đầu vào tăng cao như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu xăng dầu.

- T3: Tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chưa có sự hỗ trợ hiệu quả từ chính quyền địa phương.

- T4: Những thay đổi bất thường của thời tiết khiến quá trình chăm sóc dâu Hạ Châu gặp nhiều khó khăn (như quá trình siết nước, tưới tiêu…).

Sơ đồ 4.1. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI KHÂU SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CỦA NÔNG DÂN

CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T)

SWOT

- O1: Có Hợp tác xã, có thương hiệu.

- O2: Đề tài khoa học về dâu Hạ Châu đang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được nghiên cứu.

- O3: Người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. - T1: Bị thương lái ép giá. - T2: Chi phí đầu vào tăng cao. - T3: Tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. - T4: Thay đổi của thời tiết. ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP S + O KẾT HỢP S + T - S1: Cây dâu Hạ Châu dễ trồng. - S2: Hiểu rõ đặc

điểm sinh học cây dâu Hạ Châu. - S3: Có khả năng tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm. - S4: Linh hoạt trong việc tiêu thụ dâu Hạ Châu. S1, S2, S3 + O2: Phối hợp với các nhà khoa học để sớm có đề tài khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

S3, S4 + O1: Tham gia hợp tác xã để đẩy mạnh tiêu thụ, trao đổi kinh nghiệm. S4 + O3: Kết hợp khả năng tự tiêu với nhu cầu thị trường tốt để đầu ra cho sản phẩm tốt nhất. S1, S2, S3 + T2, T4: Tăng cường tìm tòi, học hỏi nhằm giảm rủi ro thời tiết, giảm chi phí. S4 + T1: Liên kết với các nông dân khác để thương lái không có cơ hội ép giá.

S4 + T3: Giữ mối quen, tìm kiếm thêm mối mới.

ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP W+O KẾT HỢP W+T

- W1: Không quan tâm đến việc tham gia các lớp tập huấn.

- W2: Sản xuất mang tính tự phát.

- W3: Bảo thủ khi trao đổi kinh nghiệm.

W1, W2, W3 + O3: Tích cực học hỏi từ cán bộ, lớp tập huấn (nếu có) để

nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ; tích cực trao đổi kinh nghiệm để

mở rộng thị trường.

W3 + T1: Rộng rãi trao

đổi kinh nghiệm, tích cực tham khảo thông tin trên thị trường để tránh bị

thương lái ép giá, tìm đầu ra, các rủi ro khi sản xuất.

4.3.3.2. Phân tích SWOT đối với các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu (thương lái):

Những điểm mạnh

- S1: Khả năng am hiểu địa bàn, mùa vụ tốt. Do đặc thù nghề nghiệp của thương lái là luôn di chuyển từđịa phương này đến địa phương khác, cho nên họ

hiểu khá rõ từng địa bàn, từng mùa vụ, đối tượng, sản phẩm… thu mua.

- S2: Khả năng thương lượng khi mua bán tốt. Do có nhiều kinh nghiệm, họ

chủ động trong việc thương lượng giá với đối tác. Thường, thương lái chủđộng

đưa ra giá cho nông dân và sau quá trình thương thảo thì nông dân luôn chấp nhận bán với giá mà thương lái đưa ra.

- S3: Vai trò quan trọng trong khâu phân phối. Bởi vì khi bán với số lượng lớn, nông dân chỉ tiêu thụ sản phẩm qua thương lái, ngoài ra không có nguồn tiêu thụ khác. Và thương lái tham gia phân phối sản phẩm dâu Hạ Châu là rất ít, chưa phổ biến, ít có sự cạnh tranh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Những điểm yếu:

- W1: Quá trình thu mua tự phát, chưa có sự hỗ trợ, định hướng từ nhà nước. - W2: Chưa áp dụng kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch vì trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

Những cơ hội:

- O1: Số lượng bạn hàng tham gia vào kênh tương đối ít vì dâu Hạ Châu là sản phẩm mới, chỉ những thương lái có kinh nghiệm lâu năm, có thị trường ổn

định mới tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm.

- O2: Có đầu vào và đầu ra tương đối ổn định do mối quen.

Những thách thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- T1: Chi phí đầu vào tăng cao, chủ yếu là nhiên liệu (xăng dầu) dùng cho quá trình vận chuyển.

- T2: Tỷ lệ hao hụt lớn khi vận chuyển do chưa có công nghệ bảo quản sau thu hoạch hiệu quả.

- T3: Giá cả bấp bênh do tính không ổn định của thị trường. - T4: Khó khăn khi vay vốn.

- T5: Chưa có chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển nghề từ các cơ quan chức năng.

Sơ đồ 4.2. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ CỦA THƯƠNG LÁI:

CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T)

SWOT

- O1: Số lượng bạn hàng tham gia vào kênh tương đối ít. - O2: Có đầu vào và đầu ra tương đối ổn định do mối quen. - T1: Chi phí đầu vào tăng cao. - T2: Tỷ lệ hao hụt lớn khi vận chuyển. - T3: Giá cả bấp bênh. - T4: Khó khăn khi vay vốn. - T5: Chưa có chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển nghề từ các cơ quan chức năng. ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP S + O KẾT HỢP S + T - S1: Khả năng am hiểu địa bàn, mùa vụ khá tốt. - S2: Khả năng thương lượng khi mua bán là rất tốt.

- S3: Có vai trò quan trọng trong khâu phân phối. S1 + O1: Kết hợp sự am hiểu địa bàn với sự có ít đối tượng cùng hoạt động trong lĩnh vực để phát huy tiềm năng, kinh nghiệm kinh doanh sẵn có. S2, S3 + O2: Tăng cường thêm nhiều mối làm ăn mua bán quen biết khác nữa. S1, S2, + T1, T2, T3: Tận dụng sự am hiểu địa bàn, mùa vụ, thương lượng giá mà giảm chi phí, tìm cách tiêu thụ hiệu quả nhất. S3 + T4, T5: Hoạt động hiệu quả để khẳng định uy tín trên thị trường, chứng minh năng lực với ngân hàng, nhà nước.

ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP W+O KẾT HỢP W+T

- W1: Quá trình thu mua là tự phát.

- W2: Chưa áp dụng kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch. W1 + O1, O2: Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trình độ, năng lực để hoạt động kinh doanh càng chuyên nghiệp hơn. W2 + T2, T4: Tự học hỏi

để có kinh nghiệm trong bảo quản.

W1 + T5: Chuyên nghiệp hơn để chính thức được xem là tác nhân quan trọng trong tiêu thụ.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP.CẦN THƠ

5.1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA NÔNG DÂN TRỒNG DÂU HẠ CHÂU:

- Đối với quá trình sản xuất:

+ Thời điểm hiện nay, khi chưa có nghiên cứu khoa học chính thức nào về

cây dâu Hạ Châu thì cùng với kinh nghiệm tự có, cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm với bà con, hàng xóm về quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ.

+ Trong quá trình chăm sóc, cần sử dụng các nguồn lực về lao động, phân bón, thuốc, nhiên liệu… một cách tiết kiệm, hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào.

+ Tham gia các lớp tập huấn trên cây có múi: Nên tham gia các lớp dạy về

cách trồng các loại cây có múi sao cho đạt được năng suất cao nhất, tiếp cận các thông tin về dịch bệnh thường gặp ở các loại cây có múi, đồng thời trang bị cho mình các kiến thức về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

+ Phối hợp với các nhà khoa học, nhanh chóng có các đề tài nghiên cứu khoa học chính thức về dâu Hạ Châu để có cơ sở dựa vào trong quá trình sản xuất (mà không chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân như hiện nay). Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đối với quá trình tiêu thụ:

+ Tranh thủ tìm nguồn bao tiêu cho sản phẩm: đây là công việc rất cần thiết và có ích nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tránh được tình trạng không bán

được cho ai hay giá bán quá thấp. Tuy nhiên từng cá nhân người nông dân khó làm được việc này mà phải thông qua chính quyền địa phương trong việc tìm

được tổ chức bao tiêu. Ngoài ra những người trồng dâu Hạ Châu có thể hợp tác với nhau để tránh bị thương lái ép giá.

+ Đẩy mạnh loại hình tiêu thụ dâu Hạ Châu theo hình thức kết hợp với du lịch sinh thái vườn. Vì loại hình này vừa bán được giá cao, vừa là đặc trưng của huyện Phong Điền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kết hợp khả năng tự tiêu với nhu cầu thị trường tốt để đầu ra cho sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, cần tham gia hợp tác xã để đẩy mạnh tiêu thụ, trao

đổi kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 54 - 61)