Các thành viên tham gia vào kênh:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 50 - 54)

Tham gia vào kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu gồm có các tác nhân chính sau: nông dân, thương lái, chủ vựa trái cây, tiểu thương và người tiêu dùng.

4.3.2.1. Nông dân trồng dâu Hạ Châu:

Nông dân trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu thường tiêu thụ dâu Hạ

Châu theo hai hình thức được thể hiện qua hai dạng kênh tiêu biểu đã nêu ở trên. - Dạng kênh thứ nhất là bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng theo kênh tiêu thụ 1A, 1B. Trước khi bán dâu Hạ Châu trực tiếp cho người tiêu dùng với giá bán

lẻ tương đối cao thì hoạt động tham gia thị trường bắt đầu từ việc thu thập thông tin về giá cả từ những hộ sản xuất xung quanh có cùng chung một hình thức tiêu thụ là kết hợp với du lịch vườn như họ (nếu tiêu thụ theo dạng kênh 1A). Nếu tiêu thụ theo dạng kênh 1B thì họ thu thập thông tin về giá bán lẻ dâu Hạ Châu từ

những tiểu thương tại một số chợ mà họ muốn tham gia buôn bán. Sau đó, họ sẽ

chọn chợ nào có giá bán cao nhất và tốn chi phí thấp nhất để bán (thường là chợ

Thị trấn Phong Điền, chợ Mỹ Khánh, chợ Cái Răng, chợ Cần Thơ). Thông thường với cách thức tiêu thụ theo dạng kênh này thì nông dân bán được với giá khá cao, ít gặp tình trạng ép giá ở người tiêu dùng, tuy nhiên sản phẩm khi bán cần phải có chất lượng tốt, đồng đều, mẫu mã đẹp.

- Dạng kênh thứ hai là tiêu thụ dâu Hạ Châu qua trung gian là thương lái. Trước khi tiêu thụ, nông dân cũng thu thập thông tin về giá cả qua các hộ sản xuất xung quanh, sau đó là đến các thương lái khác nhau, cuối cùng chọn người mua với giá cao nhất, và chọn là đối tác để cung cấp lâu dài. Thông thường, người mua cố gắng ép giá và chỉđưa ra giá đúng sau khi thương lượng. Trên thực tế, tiêu thụ qua dạng kênh này, nông dân luôn ở thế bịđộng về việc thương lượng giá cả. Bởi vì đa số, khi thương lái đã đưa ra giá thì nông dân thấy tạm được thì

đồng ý bán ngay theo giá thỏa thuận mà thương lái đưa ra, không thể kéo dài thời gian thương lượng để đạt một giá tốt hơn vì đặc điểm của nông sản là không thể

bảo quản lâu, trong khi đó dâu Hạ Châu là loại nông sản mới, chưa có một công nghệ bảo quản sau thu hoạch nào từ các nhà khoa học chuyển giao đến người nông dân. Đây là một thiệt thòi cho người dâu trồng dâu Hạ Châu. Tuy nhiên, nếu bán dưới hình thức này thì phẩm chất trái không quan trọng lắm. Bởi vì thương lái thu mua nhiều chủng loại, nông dân có thể bán với chất lượng trái khác nhau, vì sau khi thu mua, thương lái phân loại rồi mới đem đi tiêu thụ.

4.3.2.2. Thương lái thu mua dâu Hạ Châu:

- Thông tin về thương lái: Tác nhân thương lái tham gia vào kênh tiêu thụ

dâu Hạ Châu ở dạng kênh thứ hai. Thương lái là tác nhân trung gian giữa người nông dân và chủ vựa trái cây trong khâu tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu. Thương lái có thu nhập từ sự chênh lệch giữa giá mua dâu Hạ Châu từ người nông dân và giá bán ra cho các chủ vựa thu mua trái cây. Cùng một cách thức như người nông

trường bắt đầu từ việc thu thập, tham khảo thông tin về giá cả từ những thương lái quen biết, có cùng chung hoạt động thu mua dâu Hạ Châu như họ. Đồng thời họ cũng thu thập thông tin từ các chủ vựa khác nhau, cuối cùng cũng chọn người mua với giá cao, chọn là đối tác để cung cấp lâu dài. Nếu trong khâu thu mua dâu Hạ Châu từ nhà vườn, thương lái thường hay ép giá nông dân nhằm mua với giá thấp thì ngược lại trong khâu bán ra thương lái cũng bị thụ động trong khâu thương lượng giá cả với các chủ vựa trái cây.

Theo phỏng vấn bán cấu trúc từ 02 thương lái gặp tại địa bàn nghiên cứu thì bình quân độ tuổi của thương lái khoảng 50-60 tuổi. Khi hỏi về tuổi nghề thì họ

cho biết rằng họ kinh doanh ngành nghề này khoảng từ 15 năm trở lên. Và lý do họ tham gia ngành nghề này là vì được gia đình truyền lại, dễ dàng kiếm lời. Do có kinh nghiệm tương đối lâu năm và được gia đình truyền nghề, cho nên họ tạo

được mối quan hệ giữa người cung cấp và người thu mua của họ khá tốt, thông thường họ thường thu mua và cung cấp cho các mối làm ăn đã quen biết từ lâu. - Phương thức thu mua: Thông thường thương lái xác định thời điểm mùa vụ của dâu Hạ Châu. Sau đó chủđộng liên lạc với nhà vườn, chủđộng đưa ra giá cả để đôi bên thương lượng. Thương lái chỉ đồng ý mua thu mua khi nông dân chấp nhận theo giá mà thương lái đưa ra, và thương lái sẽ chọn mua tại hộ sản xuất nào mua với giá thấp. Đây là điểm thuận lợi của thương lái trong khâu thu mua nhưng lại là bất lợi cho nông dân nếu thương lái đưa ra giá quá thấp nhằm tìm kiếm sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cao. Tiếp theo, nếu nông hộ đồng ý theo giá thỏa thuận thì sẽ thương lượng đến số lượng và hẹn ngày đến thu mua. Cuối cùng, khi đến ngày giao hẹn, thương lái sẽ đến thu hoạch. Đa số

thương lái khi thu mua dâu Hạ Châu thường không quá chú trọng đến chất lượng, mẫu mã nhiều. Họ sẽ thu mua với nhiều loại kích thước trái, sau khi thu mua, họ

mới phân loại.

Hầu hết người cung cấp chính cho thương lái thường là mối quen biết đã quan hệ mua bán nhiều năm. Cho nên đây cũng là một thuận lợi cho việc thu mua của thương lái. Bởi vì mua bán qua khách hàng quen biết thì thương lái vừa có nguồn cung cấp ổn định, vừa yên tâm về số lượng, chất lượng.

Khi phỏng vấn 44 hộ nông dân sản xuất dâu Hạ Châu và phỏng vấn bán cấu trúc 2 thương lái tại địa bàn nghiên cứu, cho thấy quan hệ mua bán được thanh

toán ngay bằng tiền mặt. Nhà vườn cho biết họ chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt vì lý do dù là mối quen nhưng thương lái luôn không cốđịnh tại một nơi mà luôn di chuyển từđịa phương này sang địa phương khác, cho nên thanh toán bằng tiền mặt ngay để tránh tình trạng thương lái không còn ở địa phương thì không tìm được thương lái để thanh toán tiền nhằm tái đầu tư sản xuất và tiêu dùng. Vì thực tế này cho nên cũng gây một khó khăn lớn cho thương lái vì cần phải có một lượng vốn lớn để chi trả cho việc thu mua dâu Hạ Châu.

Khó khăn khi thu mua: Tuy có những thuận lợi như hoạt động kinh doanh tương đối dễ dàng, không tốn nhiều công đầu tư, tìm kiếm được lợi nhuận cao từ

sự chênh lệch giá cả giữa đầu vào và đầu ra. Nhưng hoạt động kinh doanh này cũng gặp không ít khó khăn. Trong quá trình phỏng vấn bán cấu trúc, thương lái cho biết một số khó khăn nổi bật mà họ thường gặp như sau: thứ nhất, một số

thương lái mới tham gia kinh doanh thường thiếu vốn đầu tư vì một mặt thu mua với một số lượng lớn lại phải chi trả ngay bằng tiền mặt cho nông dân. Thứ hai, giá nhiên liệu xăng dầu ngày càng tăng khiến cho chi phí vận chuyển càng lúc càng cao. Mà vận chuyển là một hoạt động mang tính chất đặc thù của thương lái. Do đó rất khó để giảm thiểu chi phí vận chuyển. Thứ ba, do hoạt động kinh doanh này có lợi nhuận tương đối cao, cho nên càng lúc càng có nhiều thành viên tham gia vào kênh, gây ra sự cạnh tranh giữa các thương lái… Thứ tư là công nghệ bảo quản sau thu hoạch của dâu Hạ Châu chưa được nghiên cứu. Cho nên tỷ lệ thất thoát do dâu hư, phẩm chất không còn tốt như lúc mới thu hoạch trong quá trình vận chuyển là một trong những khó khăn lớn trong hoạt động kinh doanh của thương lái.

- Cách thức bán ra: Trước khi tìm kiếm đối tác thu mua thì thương lái thường tìm kiếm đối tác để cung cấp sau khi thu mua. Công việc này thực hiện trước bởi vì theo kinh nghiệm của thương lái nhằm để đảm bảo chắc chắn rằng hàng thu mua xong có nơi tiêu thụ ngay. Nghĩa là thương lái cũng chủ động liên lạc với chủ vựa để thương lượng về giá cả, số lượng… Sau khi thu mua số lượng lớn từ nông dân, thương lái phân loại mặt hàng theo phẩm chất, kích thước trái rồi định giá theo giá đã thỏa thuận từ trước với các chủ vựa. Thương lái thường tiêu thụ dâu Hạ Châu đến một trong hai hoặc cả hai đối tượng là chủ vựa trái cây

thành miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Bạc Liêu, các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương…) và chủ vựa trái cây ngoài nước qua đường xuất khẩu tiểu ngạch (phổ biến là Campuchia, Thái Lan…). Các chủ vựa mà thương lái giao dịch cũng đa số là mối quen, đồng ý mua với giá không quá thấp. Do bán cho mối quen nên việc mua bán trao đổi với chủ vựa cũng dễ dàng thuận lợi như với nông dân và không có thương lái nào ký hợp đồng trong việc bán sản phẩm và mọi chi phí vận chuyển đều do thương lái chịu.

4.3.2.3. Chủ vựa, tiểu thương thu mua dâu Hạ Châu:

- Đối với chủ vựa trái cây: hoạt động kinh doanh cũng tương tự như hoạt

động kinh doanh của thương lái. Tuy nhiên, phương tiện vận chuyển của chủ vựa thường là xe tải lớn, và chủ vựa thì cần nhiều vốn hơn thương lái. Hạn chế của đề

tài là không phân tích sâu vào đối tượng này.

- Đối với tiểu thương tại các chợ: thông thường, thương lái, chủ vựa thu mua dâu Hạ Châu mang sản phẩm đi tiêu thụởđịa phương xa địa bàn nghiên cứu (thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia…), cho nên không thu thập

được thông tin chính xác từđối tượng này. Đây là một hạn chế của đề tài.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)