I. NHỮNG ĐỘNG THÁI CỦA TMĐT TRONG XU THẾ HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚ
3. Hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội và pháp lý
3.2. Điều kiện về xã hộ
- Nhận thức về TMĐT
Khái niệm TMĐT đã xuất hiện rộng rãi trên khắp thế giới từ những năm 90 của thế kỷ trước, và đã đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho các quốc gia ứng dụng nó. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam TMĐT vẫn còn xa lạ với nhiều DN và người dân. Theo thống kê chưa được đầy đủ đến năm 2002 mới có 1500 doanh nghiệp đã có trang Web riêng, (con số đó năm 2003 là hơn 3000 doanh nghiệp), và vài nghìn doanh nghiệp đăng ký quảng cáo trên mạng
Internet. Tuy vậy, trong đó mới chỉ có 5% doanh nghiệp quan tâm đến TMĐT và khoảng 7-8% doanh nghiệp bắt đầu triển khai mạng thương mại.Còn theo kết quả thăm dò ý kiến năm 2002 của Quỹ phát triển chương trình Mêkông (đối với 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam) cho thấy 48% doanh nghiệp sử dụng Internet chỉ để gửi và nhận e- mail và khoảng 33% doanh nghiệp có kết nối Internet nhưng không dùng để hỗ trợ kinh doanh. [13]. Nguyên nhân là do cách sống và làm việc của đa số dân chúng vẫn còn quen với giao dịch trên văn bản giấy tờ; mua hàng nhất thiết phải trải qua công đoạn nghe nhìn, nếm, thử… Thanh toán bằng tiền mặt không thông qua chuyển khoản trong thói quen mua bán cũng là những rào cản đối với việc đưa TMĐT vào cuộc sống; đây là thói quen không dễ gì thay đổi được. Về mặt lịch sử do hàng nghìn năm sống trong nền văn minh làng xã, nên đông đảo dân chúng Việt Nam chưa xây dựng được một tác phong làm việc hợp tác trên quy mô lớn toàn xã hội và tầm quốc tế. Lối sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật và kỷ luật lao động công nghiệp còn yếu, cũng là một rào cản cho công cuộc kinh tế số hoá và ứng dụng TMĐT.
Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội còn yếu nên môi trường cho ứng dụng và phát triển TMĐT chưa hình thành đầy đủ ở Việt Nam, đòi hỏi nhất thiết phải có một quá trình chuẩn bị; quá trình đó dài hay ngắn tuỳ thuộc vào quan điểm chung, cách nhận thức vấn đề và cách triển khai TMĐT.
Thêm nữa, mức sống thấp không cho phép đông đảo người dân và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, tiếp cận dễ dàng các phương tiện của kinh tế số; chi phí đầu tư cho một đơn vị thiết bị cơ bản và chi phí dịch vụ TMĐT như máy tính, chi phí hoà mạng, chi phí thuê bao… còn ở mức khá cao so với thu nhập trung bình của số đông người dân.
Dù còn tồn tại rất nhiều trở ngại cho phát triển TMĐT song trong những năm gần đây do sự tác động của tốc độ phát triển đến chóng mặt của các loại hình TMĐT trên thế giới đã thay đổi phần nào nhận thức của DN và
người dân về TMĐT. Thể hiện qua số lượng website gia tăng nhanh chóng và xuất hiện ngày càng nhiều các website có những công cụ hỗ trợ cho việc mua bán.
- Mức độ sẵn sàng tham gia TMĐT của các DN
TMĐT Việt Nam tuy chậm chạp hơn so với thế giới nhưng năm gần đây cũng đã đạt được những nền tảng phát triển quan trọng với sự xuất hiện ồ ạt các mô hình sàn giao dịch B2B, B2C, C2C, các dịch vụ công, công cụ tra cứu trực tuyến và nhất là sự bùng nổ của các dịch vụ giải trí trực tuyến như nghe nhạc, game online…
Mua bán, đấu giá trực tuyến thông qua các sàn giao dịch TMĐT cũng ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người dùng Internet nói riêng và người tiêu dùng VN nói chung.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã nghe nói về TMĐT, nhưng vẫn chưa ứng dụng TMĐT do: 1. Ngại ngần không biết bắt đầu từ đâu và với ai; 2. Lo chi phí lớn mà chưa biết chắc hiệu quả; 3. Thiếu nhân lực vận hành và lo sợ vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin; 4. Nhiều chi phí (thiết kế, máy chủ, đường truyền…) và còn phải tự Marketing thúc đẩy quảng bá website.
Thực ra hiện nay với sự ra đời của nhiều sàn giao dịch trung tâm thì website và TMĐT đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều vì người dùng có thể tận dụng nền tảng công nghệ có sẵn để “thuê” riêng cho mình website gian hàng trực tuyến có đầy đủ tính năng từ cơ bản đến nâng cao. Và với 13,34% dân số VN sử dụng Internet, hành lang pháp lý TMĐT đang được hoàn thiện, và quan trọng là hạ tầng công nghệ đã ổn định và rất sẵn sàng ở các cổng giao dịch trung tâm. Có thể khẳng định đây là thời điểm cho các DN tham gia TMĐT thuận lợi và dễ dàng.
Theo điều tra của Bộ Thương mại:
• 78% doanh nghiệp đã xác định được sản phẩm, dịch vụ của mình để sẵn sàng tham gia TMĐT;
• Tỷ lệ các doanh nghiệp đã lựa chọn công nghệ và bố trí nhân sự phục vụ việc tham gia TMĐT của doanh nghiệp khá thấp (33% và 41%) cho thấy các doanh nghiệp còn bối rối hoặc gặp khó khăn về nguồn nhân lực và công nghệ. • Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã và đang sử dụng
các phương tiện kỹ thuật mà việc ứng dụng TMĐT yêu cầu như máy vi tính, nối mạng Internet, dùng mạng LAN...
Tuy nhiên:
• Chỉ có 1/3 số doanh nghiệp đã bố trí được cán bộ theo dõi việc ứng dụng TMĐT, 61% số doanh nghiệp đã có kế hoạch đào tạo cán bộ cho việc tham gia TMĐT của doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư kinh phí cho đào tạo.
• Tổ chức tham gia TMĐT là một vấn đề đặt ra đối với việc tham gia TMĐT của doanh nghiệp nhưng một tỷ lệ rất thấp các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý cho tham gia TMĐT của doanh nghiệp.
• Các doanh nghiệp còn dành ít sự quan tâm cho TMĐT thông qua việc bố trí kinh phí cho TMĐT như là một loại kinh phí mở rộng sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại.