Về loại hình sản phẩm

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 39 - 48)

- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin và TMĐT

2. Các mô hình triển khai TMĐT trong DN

2.1. Về loại hình sản phẩm

Ngành kinh doanh dịch vụ, với đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ tương tác giữa khách hàng với nhà cung cấp, rất thích hợp cho môi trường TMĐT. Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đang vượt lên trước các doanh nghiệp sản xuất trong việc triển khai ứng dụng TMĐT. Đặc biệt năng động là các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ công nghệ thông tin - truyền thông và vận tải giao nhận. Website của các công ty này chiếm đến 82% số trang web có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT theo kết quả khảo sát năm 2005. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp trên website khá đa dạng, và do không đòi hỏi khâu vận chuyển, sẽ chiếm ưu thế lớn so với hàng hoá trong bài toán hiệu quả của doanh nghiệp khi tiến hành triển khai TMĐT.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường dịch vụ tại Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mạng. Nhiều cấp độ cung cấp dịch vụ khác nhau được phát triển, từ việc xây dựng trang web quảng cáo, gửi thư điện tử, hoặc hình thành những dịch vụ trực tuyến thực sự.

TMĐT đã trở nên khá phổ biến dưới nhiều hình thức. Thực tế kinh doanh TMĐT tiếp tục mở rộng ra những loại hình mới, trong đó tập tủng đến việc cung cấp nội dung, cho các phương tiện điện tử. Mặc dù mới triển khai, nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rộng khắp và đem lại doanh thu đáng kể. Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua các thiết bị di động tăng nhanh, đặc biệt là các dịch vụ nhạc chuông hình nền, tra cứu thông tin. Nếu như năm 2005 là năm bùng nổ của trò chơi trực tuyến, thì 2006 có thể coi là năm được mùa của dịch vụ cung cấp giá trị gia tăng cho điện thoại di động. Từ chỗ chỉ có gần như một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất là VASC, đến nay đã có gấn 50 doanh nghiệp tham gia dịch vụ này với doanh thu lên đến 250 tỷ đồng. Đây thực sự là một tốc độ phát triển mà không dễ ngành sản xuất, kinh doanh nào khác có được. Kinh doanh trong các lĩnh vực đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác qua truyền hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến cũng tăng trưởng.

Cùng với số lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thông sang phương thức mới của TMĐT. Việt bán vé tàu qua website www.vetau.com.vn là một động thái rất tích cực trong việc “buộcô người tiêu dùng phải quan tâm và tham gia TMĐT, dù ở mức đơn giản Tuy nhiên, do nhiều hạn chế khác nhau như môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, kỹ năng của doanh nghiệp còn thiếu, các phương tiện thanh toán

trực tuyến chưa phát triển, nên thị trường dịch vụ trực tuyến còn cần thời gian để thực sự trở thành một lĩnh vực thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Sau đây là tình hình phát triển một số loại hình dịch vụ đang ứng dụng mạnh TMĐT:

Dịch vụ CNTT và truyền thông

Với bản chất của dịch vụ là hỗ trợ các đối tượng khác trong xã hội triển khai ứng dụng CNTT và TMĐT, những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ CNTT hiện là bộ phận đi tiên phong ứng dụng TMĐT để phục vụ việc kinh doanh của bản thân mình. Từ danh sách 1320 doanh nghiệp CNTT trong Niên giám CNTT Việt Nam 2005, có thể thấy 54% đơn vị đã thiết lập website và 100% đơn vị có địa chỉ email giao dịch. Đây là tỷ lệ tính chung cho cả doanh nghiệp kinh doanh thiết bị và phần mềm – dịch vụ. Nếu tách riêng nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm – dịch vụ, thì mức độ ứng dụng TMĐT còn cao hơn rất nhiều.

Kết quả khảo sát sơ bộ 50 doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ CNTT khác nhau như dịch vụ Internet - Intranet, dịch vụ thiết kế website và quảng cáo trực tuyến, dịch vụ phần mềm và giải pháp TMĐT, dịch vụ web hosting, dịch vụ đào tạo và tư vấn CNTT… cho thấy 85% doanh nghiệp đã thiết lập website và coi đây là một kênh quảng bá tiếp thị quan trọng để thu hút khách hàng tiềm năng. Với sự tăng trưởng mạnh của khối doanh nghiệp kinh doanh phần mềm – dịch vụ trong những năm gần đây (tỷ lệ tăng bình quân 35%/năm) và tỷ trọng ngày càng lớn của phần mềm/dịch vụ trong tổng giá trị thị trường CNTT, dịch vụ công nghệ thông tin sẽ là ngành dịch vụ mũi nhọn về ứng dụng TMĐT và thúc đẩy ứng dụng TMĐT của cả cộng đồng doanh nghiệp.

Dịch vụ du lịch

Trong lĩnh vực dịch vụ phi CNTT, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tỏ ra năng động hơn cả trong việc khai thác kênh thông tin - tiếp thị

Internet. Hầu hết những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Khách hàng trong nước và quốc tế có thể truy cập vào những trang web này để tìm kiếm thông tin về tour du lịch, giá cả, khách sạn, mô tả về các danh lam thắng cảnh cùng nhiều dạng dịch vụ khác.

Dịch vụ thông tin

Trong thời đại thông tin hiện nay, thông tin đang trở thành một lợi thế cạnh tranh đồng thời là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng cho doanh nghiệp. Với khả năng cập nhật liên tục và không bị giới hạn về dung lượng, với tính tiện lợi để truy xuất và tổng hợp thông tin, mạng Internet là một phương tiện lý tưởng để các doanh nghiệp cung cấp dịnh vụ này khai thác. Dựa trên đặc thù của thông tin, có hai phương thức kinh doanh cơ bản sau:

o Với thông tin tổng hợp – là loại thông tin phổ cập, dễ phát tán và có thể tìm thấy trên nhiều nguồn khác nhau – doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin thường không tạo nguồn thu từ phí truy cập thông tin mà cố gắng mở rộng phạm vi người đọc để kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Tiêu biểu: vnexpress.net – FPT, vnn.vn – VASC, vnmedia.vn – VDC, v.v...

o Với thông tin chuyên ngành – là loại thông tin phục vụ cho các nhu cầu chuyên biệt hoặc hướng tới một nhóm đối tượng có chọn lọc – doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin sẽ tạo ra giá trị gia tăng từ việc thu thập, tổng hợp và tổ chức thông tin theo cấu trúc. Các thông tin dạng này thường có thu phí.

Phần lớn thông tin trên các website Việt Nam hiện nay vẫn được cung cấp miễn phí, tuy một số đơn vị đã bắt đầu hình thành dịch vụ cung cấp thông tin thu phí, nhằm vào nhóm đối tượng có nhu cầu cụ thể.

Dịch vụ tư vấn

Trong lĩnh vực tư vấn, hầu hết các công ty chỉ dừng lại ở mức xây dựng trang web giới thiệu hoạt động của mình, chưa coi Internet như một công cụ

cho phép tương tác với khách hàng. Việc tư vấn trực tuyến chỉ mang tính hình thức, việc tư vấn thu phí qua Internet chưa phát triển.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Tp. Hồ Chí Minh tỏ ra năng động hơn trong việc khai thác Internet như một kênh quảng cáo thông tin và tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, rất nhiều trang web của những trung tâm tư vấn nhà đất đã được xây dựng với lượng thông tin phong phú như http://www.nhadat.com/hochiminh, http://www.ttbatdongsan.com, v.v... Trong lĩnh vực tư vấn pháp lý: Công ty Tư vấn Luật Việt www.luatviet.com, công ty luật Leadco (Hà Nội) www.leadcolayers.com

Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình giao tiếp giữa người dạy và người học trên các phương tiện điện tử. Đào tạo trực tuyến được coi là một phương thức đào tạo mới và hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho người học như tiết kiệm thời gian, chi phí, không bị giới hạn về không gian, tận dụng công nghệ, lựa chọn được thứ mình cần học, nâng cao khả năng tổng hợp kiến thức, tiếp cận dễ dàng với những mô hình đào tạo hiện đại, v.v…

Loại hình dịch vụ này đang phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Cho đến nay trên cả nước có khoảng 300 trang web cung cấp thông tin tư vấn về giáo dục, luyện thi trực tuyến, đào tạo từ xa, thí điểm thi trực tuyến, phục vụ tuyển sinh…

Nhiều trung tâm giáo dục và đào tạo trong nước và liên doanh với nước ngoài bắt đầu chú ý tới loại hình đào tạo trực tuyến. Một trong những tên tuổi được biết đến khá nhiều là Trung tâm đào tạo CNTT APTECH, với một số chương trình đào tạo được cung cấp trực tiếp qua website www.onlinevarsity.com. Ngoài ra còn có một số công ty cung cấp hình thức đào tạo tiếng anh qua mạng như www.cleverland.com.vn, hay www.globalenglish.com.vn....

Công ty phát triển phần mềm VASC và Công ty tư vấn đầu tư TMC phối hợp cung cấp chương trình luyện thi đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam qua trang web www.truongthi.com.

Khởi sắc trong cung cấp dịch vụ trực tuyến dịch vụ công

Năm 2006, trong bối cảnh hội nhập, Nhà nước cũng cần thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua quyết tâm hiện đại hoá nền hành chính, xây dựng chính phủ điện tử để phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. Các cơ quan nhà nước trong thời gian qua đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp với doanh nghiệp, công dân. Hầu hết các bộ, ngành và địa phương đều đã có website trong đó cung cấp nhiều thông tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp, Một số cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương bắt đầu cung cấp trực tuyến dịch vụ công ở mức đơn giản như cấp đăng ký kinh doanh điện tử, khai hải quan điện tử, đấu thầu mua sắm công, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, cấp phép xây dựng, tra cứu trạng thái hồ sơ, tra cứu thông tin quy hoạch.

2.1.2 Hàng hoá

Sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao

Với những sản phẩm đạt mức độ tiêu chuẩn hóa cao, thông qua các thông số kỹ thuật, người mua có thể đánh giá một cách toàn diện và có ý niệm tương đối đầy đủ về sản phẩm mà không cần phải giám định một cách trực quan. Do đặc thù này, những sản phẩm kỹ thuật tiêu chuẩn hóa rất phù hợp với hình thức kinh doanh trực tuyến, khi người mua không có điều kiện trực tiếp tiếp xúc và đánh giá sản phẩm. Một số nhóm hàng sau đây đã được triển khai rộng rãi trong kinh doanh trực tuyến trên thế giới và bước đầu thử nghiệm thành công ở Việt Nam:

• Máy tính và linh kiện máy tính

• Thiết bị điện tử và viễn thông (đồ điện tử gia dụng, máy ảnh, điện thoại, v.v…)

70% các siêu thị điện tử của Việt Nam hiện nay nhận cung cấp máy tính, linh kiện máy tính và điện thoại di động. Có những siêu thị chuyên doanh như chợ máy tính www.canthomart.com của Trung tâm Tin học Bưu điện Cần Thơ, và có siêu thị tổng hợp như www.vietnamshops.com với các gian hàng lớn dành cho thiết bị điện tử và tin học. Thành công nhất hiện nay là những “siêu thị mobile”, do đối tượng khách hàng hướng tới là giới trẻ và giới có thu nhập khá trở lên, là tầng lớp phần nào đã quen thuộc với việc mua sắm trên mạng Internet. Mặc dù tỷ lệ bán hàng trực tuyến vẫn còn thấp do trở ngại về thanh toán, nhưng những siêu thị này là kênh thu hút khách hàng rất hiệu quả của các công ty kinh doanh điện thoại di động. Chiến lược xây dựng website của các công ty này là cung cấp những thông số kỹ thuật rất chi tiết về sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại mặt hàng trưng bày, và thường xuyên cập nhật giá cả trên website. Những thông tin này, một khi đã thuyết phục được khách hàng, sẽ trực tiếp dẫn đến việc đặt hàng (qua điện thoại hoặc đến cửa hàng). Một số công ty kinh doanh điện thoại di động cho biết 20% đến 30% lượng hàng bán ra xuất phát từ việc khách hàng tìm hiểu thông tin trên website của công ty.

Sản phẩm số hoá

Sản phẩm số hóa được sản xuất và lưu trữ trên nền tảng kỹ thuật của công nghệ thông tin và truyền thông, được tiêu thụ trong môi trường ảo, do đó thích hợp hơn cả với hình thức kinh doanh điện tử. Một ưu thế của loại sản phẩm này khi ứng dụng trong TMĐT là tiết kiệm hoàn toàn chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, điểm bất lợi cơ bản của hàng hoá số hoá là rất dễ bị sao chép bất hợp pháp.

Việt Nam được xếp hàng đầu thế giới về vi phạm bản quyền. Có thể dễ dàng thấy những cửa hiệu bán băng đĩa ca nhạc, phim ảnh, phần mềm ở nhiều nơi trên cả nước với giá chỉ khoảng 8 - 9 nghìn đồng, rẻ hơn nhiều lần giá trị

thật của sản phẩm. Và các nhà sản xuất phần mềm, nhạc sỹ, ca sỹ của Việt Nam cũng không bị loại trừ khỏi đối tượng chịu thiệt hại từ tệ nạn này. Một ví dụ tiêu biểu là phần mềm từ điển Lạc Việt, đĩa CD của phần mềm này được chào bán ngoài thị trường với giá 8 nghìn/đĩa trong khi giá gốc khoảng 300 nghìn đồng.

Tuy nhiên, việc kinh doanh loại hình sản phẩm này cũng đang dần phát triển. Sau đây là một số ví dụ về sản phẩm số hoá của Việt Nam có thể tìm thấy trên mạng Internet: các sản phẩm giải trí như các bản nhạc: giaidieu.net; mp3.com.vn; nhacso.net… Từ điển : lacviet.com.vn; sách điện tử www.book- vn.com; phần mềm vi tính vietkeygroup.com; phần mềm kế toán www.misa.com.vn…

Việc kinh doanh trực tuyến các sản phẩm số hoá ở Việt Nam còn đang trong quá trình thử nghiệm và còn khiêm tốn về phạm vi hoạt động. Nhưng đáng chú ý có một số đơn vị đã bắt đầu xây dựng những mô hình kinh doanh khá bài bản, hướng tới việc tận dụng mạng Internet làm kênh phân phối tiếp thị chính cho loại sản phẩm này.

Trong thời gian tới nếu các quy định pháp luật về bản quyền được thực hiện nghiêm minh thì khả năng phát triển của mảng kinh doanh này sẽ rất lớn. Các công ty có thể dự tính tới việc trở thành nhà phân phối cho những trò chơi điện tử thịnh hành trên thị trường thế giới và được ưa thích tại Việt Nam.

Sản phẩm thông tin (Sách, báo, tạp chí, đĩa phim, đĩa nhạc)

Là hàng hoá chuyển tải nội dung, sách, phim, đĩa nhạc là những mặt hàng mà người mua có thể tìm hiểu về sản phẩm không cần qua tiếp xúc trực quan; việc vận chuyển cũng đơn giản và không đòi hỏi chi phí cao. Do đó đây là nhóm hàng rất thích hợp để áp dụng phương thức kinh doanh trực tuyến. Ngoài ra, mô hình cửa hàng trực tuyến còn tận dụng được tối đa khả năng

thông tin của mạng Internet để cập nhật những chi tiết liên quan đến sản phẩm, kết nối với nhiều nhà cung cấp khác nhau và mở rộng phạm vi lựa chọn cho khách hàng Người tiêu dùng của loại hàng hoá này sẽ được cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. Theo số liệu chính thức của các cơ quan chức năng về báo chí - xuất bản, tính đến thời điểm tháng 7/2006 cả nước có 88 báo điện tử và khoảng 2.000 bản tin, trang tin điện tử.

Thiếp, hoa, quà tặng

Đây là những sản phẩm gọn nhẹ, giá không cao, chi phí vận chuyển thấp nên khá thích hợp với phương thức bán hàng trực tuyến. Một đặc điểm nổi bật nữa khiến nhóm hàng này trở nên phổ biến trong các giao dịch trên mạng là thường người mua không phải người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Hàng hóa được mua chủ yếu để tặng nên nếu người bán kiêm luôn dịch vụ

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w