Về phương thức giao dịch

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 48 - 56)

- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin và TMĐT

2.2.Về phương thức giao dịch

2. Các mô hình triển khai TMĐT trong DN

2.2.Về phương thức giao dịch

Phương thức B2C

Đây là phương thức thích hợp đối với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ do khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng muốn tìm được thông tin đa dạng về các loại hàng hoá và sản phẩm khác nhau ngay tại một chỗ. Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hoá sẽ khó lòng đáp ứng nhu cầu này do mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất một vài sản phẩm nhất định. Trong khi đó, doanh nghiệp thương mại dịch vụ vốn chỉ đóng vai trò phân phối sản phẩm sẽ có lợi thế hơn trong việc tập hợp các nguồn hàng khác nhau để đa dạng hoá sản phẩm trưng bày, tạo thuận lợi tối đa cho người tiêu dùng.

Trong vài năm qua, số lượng website TMĐT B2C ở Việt Nam không ngừng tăng. Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2004 ước tính có khoảng 17.500

website doanh nghiệp vào thời điểm cuối tháng 12/2004, trong số này có rất nhiều website theo định hướng B2C. Với phương thức B2C, năm 2006 là năm đầu tiên xuất hiện hình thức Website so sánh giá. Hình thức này không xa lạ trên thế giới, nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam, www.aha.vn là website tiên phong đi theo hướng này, ưu điển của website so sánh gia so với một website bán hàng thông thường là cho phép người mua có sự lựa chọn đa dạng về nguồn cung cấp đối với một mặt hàng, kèm theo đó là những điều kiện khác biệt về giá, chế độ khuyến mãi, bảo hành, giao nhận, thanh toán. Tuy nhiên, số lượng website kinh doanh TMĐT B2C một cách thật sự chuyên nghiệp cho đến này vẫn chưa nhiều.

Ở Việt Nam, các siêu thị trực tuyến hiện cũng đang là mô hình ứng dụng B2C năng động và thu hút nhiều sự quan tâm nhất của dư luận cũng như người tiêu dùng.

Đặc thù của loại hình siêu thị trực tuyến là sản phẩm giới thiệu trên website do nhiều nhà sản xuất khác nhau cung cấp, nhưng đơn vị quản lý website sẽ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tiến hành giao dịch với khách hàng, và tổ chức khâu phân phối sản phẩm. ở Việt Nam, đây hiện là những website gần hơn cả với tiêu chuẩn website TMĐT của thế giới, xét về nền tảng kỹ thuật khá tiên tiến, thông tin đa dạng cập nhật, lượng giao dịch tương đối cao và tạo ra doanh thu thực tế cho doanh nghiệp chủ trì website.

Mặc dù chỉ chiếm hơn 5% trong tổng số website doanh nghiệp, các siêu thị trực tuyến đang là hình thức ứng dụng TMĐT B2C hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, do những lợi thế sau mà các website bán hàng công ty không có được:

o Chủng loại sản phẩm phong phú, đáp ứng được các nhu cầu mua sắm đa dạng tại một điểm dừng duy nhất, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và truy nhập Internet cho khách hàng.

o Thông tin giá cả và sản phẩm được cập nhật, tiện cho việc so sánh đối chiếu giữa các chủng loại mặt hàng khác nhau

o Đơn vị quản lý những website dạng này thường có đội ngũ giao hàng tận nơi để hoàn tất quy trình giao dịch bắt đầu từ khâu đặt hàng qua thông tin trên web.

Một số siêu thị trực tuyến của Việt Nam

Công ty TNHH G.O.L Co. www.golmart.com.vn

Vietnamshops.com www.vietnamshops.com

Công ty Tư vấn và Đầu tư P.H.I www.camnangmuasam.com

Công ty VietNet www.netasie-shop.com/

Trung tâm tin học Bưu điện Cần Thơ http://shopping.cantho1260.net Công ty TNHH TM&DV mua bán http://muaban.netcenter-vn.net Công ty TNHH Dịch vụ và Siêu thị tại nhà www.sieuthitainha.com.vn/

Nhà sách Tiền Phong www.tienphong-vdc.com.vn

Siêu thị điện máy Chợ Lớn http://stdienmay.netcenter-vn.net Trung tâm điện máy và nội thất Thiên Hoà www.thienhoaelectric.com/ Công ty H&B Co., Ltd www.megabuy.com.vn/ Công ty phát triển Tin học và Công nghệ

DTIC www.dtic.com.vn

Công ty cổ phần dịch vụ thương mại EQ www.eqmuaban.com

Công ty TGN www.westcom.com.vn

Công ty TNHH NetCom www.netcom.com.vn

Công ty Thuận Quốc www.thuanquoc.com.vn

Công ty Vĩnh Trinh www.vinhtrinh.com.vn

Công ty CP kinh doanh máy và thiết bị phụ

tùng www.seatech.com.vn

Một điểm đáng lưu ý là hiện nay chưa có tập đoàn kinh doanh siêu thị nào ở Việt Nam thiết lập một hệ thống bán hàng song hành trên mạng. Các website siêu thị trực tuyến thường do một trong hai đối tượng doanh nghiệp sau đứng ra tổ chức:

o Các công ty thương mại, sẵn có trong tay một mạng lưới cung ứng và nguồn hàng ổn định. Khi đó siêu thị trực tuyến sẽ giống như một cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm mở rộng. Lợi thế của những công ty này là tự chủ

được về nguồn hàng vì duy trì quan hệ thường xuyên với các nhà cung cấp của kênh bán hàng truyền thống. Nhưng cũng vì dựa trên mạng lưới phân phối sẵn có cho hoạt động kinh doanh của công ty, chủng loại mặt hàng trên website sẽ phần nào bị hạn chế. Phổ biến nhất hiện nay là những “Siêu thị máy tính" và “Siêu thị điện máy” do các công ty kinh doanh thiết bị tin học và điện tử lập ra.

o Nhóm đối tượng thứ hai tham gia xây dựng loại hình siêu thị trực tuyến là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan như vận tải giao nhận, tiếp thị quảng cáo, bưu chính viễn thông… Dựa trên thế mạnh là lực lượng vận chuyển sẵn có hoặc quan hệ đối tác với một số nhà cung cấp, những công ty này thiết lập các siêu thị điện tử như một lĩnh vực kinh doanh mở rộng nhằm tạo thêm doanh số cho công ty mà không cần đầu tư vào hệ thống cửa hàng kho bãi. Điển hình cho loại đối tượng này là Công ty TNHH Công nghệ Thông tin G.O.L, Công ty Tư vấn và Đầu tư P.H.I, Công ty VietNet, Trung tâm tin học Bưu điện Cần Thơ, và sắp tới là Công ty Tin học bưu điện Sài Gòn (Netsoft).

Mặc dù có những lợi thế căn bản như chi phí đầu tư thấp (không phải thuê không gian trưng bày sản phẩm, không phải dự trữ sẵn nguồn hàng...) và yếu tố vận hành kỹ thuật cũng không quá phức tạp, hình thức kinh doanh siêu thị trực tuyến hiện vẫn chưa đưa lại hiệu quả thực tế do một số khó khăn căn bản sau:

o Phương thức bán hàng trực tuyến chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng ít thời gian dành cho mua sắm và đã quen tiếp xúc với các ứng dụng công nghệ thông tin. Phần lớn người tiêu dùng hiện vẫn chưa có thói quen mua hàng qua mạng và chưa tin cậy vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ mua theo phương thức này.

o Thủ tục mua bán còn phức tạp do người quản lý website phải kiểm chứng độ tin cậy của từng đơn đặt hàng bằng phương pháp thủ công (gọi điện thoại, gửi fax hoặc email) trước khi tiến hành xử lý đơn hàng.

o Hệ thống thanh toán của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa hỗ trợ tốt cho thanh toán trực tuyến. Thói quen dùng thẻ của người dân cũng chưa được hình thành.

Nhằm khắc phục trở ngại về thanh toán, một số siêu thị trực tuyến đã giới thiệu nhiều hình thức thanh toán khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ siêu thị Golmart của công ty G.O.L đưa ra cho khách hàng 9 phương thức thanh toán khi mua hàng: từ tiền mặt, chuyển khoản, dịch vụ chuyển tiền, cho đến thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả tiền trước, và các loại thẻ khác. Việc phân tán nguồn lực thời gian và con người để giải quyết khâu thu tiền theo nhiều cách thức khác nhau như vậy khiến hiệu quả kinh doanh đạt được thấp, chưa kể gây khó khăn cho quy trình kế toán thu chi của doanh nghiệp và có thể làm chậm trễ việc giao hàng.

Về phía người tiêu dùng, phương thức mua hàng trực tuyến cũng chưa thực sự hấp dẫn do giá cả hàng hóa trên website thường cao hơn bên ngoài và cơ chế định giá cũng chưa linh hoạt. Nhiều siêu thị trực tuyến chỉ chấp nhận những đặt hàng có giá trị vượt trên một ngưỡng nhất định. Chẳng hạn, siêu thị Tiền Phong VDC không nhận giao những đơn hàng dưới 50.000đ. Điều này có thể gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng khi lần đầu tiếp cận với dịch vụ và do đó không tạo động lực để quay lại lần thứ hai.

Như đã giới thiệu ở trên, thị trường siêu thị trực tuyến hiện vẫn chưa có sự tham gia của những nhà kinh doanh siêu thị thực sự. Các siêu thị trực tuyến đa phần do những công ty thương mại - dịch vụ với quy mô nhỏ và nguồn hàng tương đối hạn chế đứng ra tổ chức. Hiện nay một số tập đoàn siêu thị đang xem xét việc xây dựng các siêu thị trực tuyến để mở rộng thêm kênh bán hàng, như hai hệ thống siêu thị Maximark và Saigon CoopMart ở Thành

phố Hồ Chí Minh. Có thể tin rằng đến khi những siêu thị lớn vào cuộc, với thế mạnh của hệ thống phân phối sẵn có, nguồn hàng đa dạng và tiềm lực tài chính dồi dào, người mua hàng trên Internet sẽ có nhiều lựa chọn cũng như tiện ích hơn khi tìm tới các siêu thị trực tuyến để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của mình.

Phương thức C2C

Cũng như mô hình kinh doanh TMĐT B2C, Phương thức giao dịch TMĐT C2C có sự tham gia của cá nhân người tiêu dùng nên đối tượng tham gia cũng như diện ảnh hưởng rộng hơn nhiều so với mô hình TMĐT B2C. Tuy nhiên, không giống như B2C hay B2B là những mô hình kinh doanh dựa trên doanh nghiệp và do doanh nghiệp làm động lực, TMĐT C2C phụ thuộc rất nhiều vào trình độ TMĐT của từng cá nhân tham gia giao dịch cũng như nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng nói chung trong xã hội.

Tại Việt Nam, với sự phát triển của Internet, nhu cầu tìm kiếm, cung cấp thông tin về hàng hoá và dịch vụ qua mạng ngày càng lớn. Trong vài năm gần đây, một số website xấy dựng theo mô hình TMĐT C2C cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu dưới hai hình thức website rao vặt và website đấu giá. Do yêu cầu kĩ thuật không phức tạp và đòi hỏi về trình độ tmđt tử đối với người tham gia cũng không lớn, các website rao vặt phát triển với tốc độ khá nhanh, cả về số lượng trang web cũng như lượng thông tin đăng trên từng trang. Đó là những website thông tin về các loại hàng hoá và dịch vụ cần bán, cần mua, đi cùng với một số tiện ích như tìm kiếm, tư vấn tiêu dùng, v.v…

Website đấu giá Website rao vặt

www.heya.com.vn www.chodientu.com www.saigondaugia.com www.chodientu.com.vn www.webraovat.com com www.vnexpress.net/user/raovat

www.saigonbid.com www.cohoimuaban.com www.azraovat.com www.tinraovat.net www.webmuaban.com www.e-raovat.com www.raovatxehoi.com www.raonhanh.com www.thegioimobi.com www.raovat.com www.raovat.net www.thitruongvn.com www.muabanraovat.com

Khác với các website rao vặt chỉ đơn thuần là những trang thông tin về nhu cầu mua bán, không tích hợp được các tính năng tmđt hỗ trợ giao dịch giữa người bán và người mua, website đấu giá là một mô hình kinh doanh tmđt C2C tương đối hoàn chỉnh. Tuy vậy, đấu giá chưa phải là một phương thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam. Nhưng với lợi thế của Internet và công nghệ thông tin, đấu giá trực tuyến là một dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện cơ sở hạ tầng Internet còn yếu là một trở ngại không nhỏ. Ngoài ra, những yếu tố hạ tầng khác như thanh toán qua mạng bằng thẻ, các quy định pháp lý, mức độ phát triển của tmđt, của các công ty trung gian còn chưa đồng bộ để tạo nên một môi trường thuận lợi cho giao dịch đấu giá trực tuyến.

Phương thức B2B

Giao dịch TMĐT B2B ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức cổng thông tin về cơ

hội giao thương hoặc các trung tâm thương mại. Thông qua những sàn giao dịch TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về các đối tác tiềm năng, tìm kiếm cơ hội giao thương và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Năm 2005, số lượng sàn TMĐT B2B của Việt Nam vẫn chỉ ở mức trên dưới 20, với đa phần là những website đã được xây dựng từ trước. Hầu hết các website này đều chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, nguồn nhân lực hạn chế, vốn kinh doanh nhỏ, v.v… nên chủ yếu mới dừng ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm. Do tính năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến chưa cao, các sàn TMĐT hiện mới chỉ dừng ở mức các website thông tin xúc tiến thương mại, chứ chưa thực sự là những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai TMĐT B2B ở tầm chuyên nghiệp. Giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp. Một số Website B2B: www.Vnemart.com.vn www.vietnamchinalink.com www.vietoffer.com www.WorldTradeB2B.com www.b2b.com.vn

Các Website trên chỉ dừng lại ở chức năng là cầu nối trung gian để giới thiệu các khách hàng với nhau.Website chỉ để quảng bá cho kênh bán hàng truyền thống, giao diện chưa thân thiện, công cụ tìm kiếm không hiệu quả, chức năng thông báo tự động không có... khiến người mua nản lòng. Thanh toán theo kiểu "tiền trao cháo múcô, chưa có sự liên kết giữa ngân hàng và đơn vị bán hàng cũng làm mất đi ý nghĩa và tính năng của mua bán hàng qua mạng. Chính vì thế mà chỉ sau một thời gian đầu thu hút được nhiều thành viên tham gia, hiện nay số lượng thành viên mới đăng kí ngày càng ít đi.

Tiếp cận Internet băng thông rộng, đặc biệt là ADSL, ngày càng dễ dàng với chi phí hợp lý và yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam thực sự bước vào sân chơi toàn cầu là

hai yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm tới TMĐT. Trong năm 2006 phương thức giao dịch TMĐT B2B phát triển nhanh. Năm 2006 số doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT B2B của Việt Nam cũng như của nước ngoài tăng rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới qua các chợ “ảo” này. Việc sử dụng thư điện tử (email) trong giao dịch kinh doanh đã trở nên phổ biến. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Internet để cho mục tiêu mua bán hàng hoá và dịch vụ. Số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh trong khi số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng TMĐT lớn hơn so với năm trước.

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 48 - 56)