Vấn đề nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 68 - 71)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM

1.Vấn đề nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam

1.1 Khối chủ thể Chính phủ

Để nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam thì khối đi tiên phong là khối chủ thể chính phủ. Hiện nay nhà nước chưa có một kế hoạch tổng thể mang tính chiến lược cho việc phát triển TMĐT ở Việt Nam, kể cả chiến lược nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công cụ sử dụng trong TMĐT là máy tính lại phải chịu mức thuế 4% coi như đó là thiết bị điện tử dân dụng. Như vậy, máy tính chưa được xem như một phương tiện nâng cao dân trí, trong đó có nâng cao nhận thức về TMĐT và là cơ sở hạ tàng cho các dịch vụ giá trị gia tăng. Trong khi các doanh nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa luôn ở trong tình trạng thiếu thông tin, kinh doanh kém hiệu quả nhưng hầu như chưa có điều kiện nối mạng Internet có thông tin nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vì vậy, để nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam, trước hết cần hoạch định chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thử nghiêm, khai thác Internet- điểm mở đầu của phương thức kinh doanh mới. Nhất là có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa trong việc khai thác thông tin trên các mạng diện rộng và mạng quốc gia tiến tới khai thác Internet. Qua những viêc thử nghiệm này, các doanh nghiệp mới có điều kiện so sánh giữa phương thức cũ và phương thức mới. Thực tiễn chính là môi trường tốt nhất cho việc nâng cao nhận thức về TMĐT.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm tổng kết của nước ngoài, Chính phủ khuyến khích mọi biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT cho mọi thành phần trong xã hội như: in và phổ biến sách báo nói về TMĐT, cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo về TMĐT phù hợp với từng lứa tuổi, từng loại đối tượng; tổ chức các cuộc hội thảo về TMĐT để các doanh nghiệp đã đi trước, có kinh nghiệm về TMĐT hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đi sau triển khai áp dụng TMĐT có hiệu quả hơn. Cần có chủ trương giảm đáng kể các chi phí trong quá trình thực hiện như: khai thác thông tin trên Internet, chi phí truyền thông, chi phí mở những Website chuyên đề về TMĐT. Qua đó tạo ra nhu cầu, mong muốn và hứng thú để các doanh nghiệp áp dụng TMĐT trong công việc kinh doanh.

Như vậy với khối chủ thể chính phủ, bên cạnh việc cần chuẩn hoá lại kiến thức về TMĐT thì nhà nước còn cần cập nhật và nâng cao nhận thức về lĩnh vực này.

1.2 Khối chủ thể doanh nghiệp

Con đường chung để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào TMĐT là con đường các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, tự nâng cao trình độ nhân lực, tự trang bị vật lực đáp ứng nhu cầu của TMĐT dưới sự trợ giúp tích cực của nhà nước. Đó là con đường phát triển từ thấp đến cao qua 4 mức độ khác nhau và nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được nâng lên theo 4 bậc của qua trình phát triển đó.

*Với các doanh nghiệp mức 1 :

Không có cơ sở vật chất cho TMĐT như máy tính, máy điện thoại, máy fax thì cần cho họ làm quen với các thiết bị này, nhận thức thấy tác dụng của chúng và từ đó đầu tư mua sắm. Bên cạnh đó cần tiến hành các biện pháp trang bị các kiến thức về TMĐTcũng như tạo cho họ sự hiện diện trên Webside trên Internet để môi tr]ường kinh doanh bên ngoài tác động vào họ,

không để họ bị đóng kín trong sự cô lập. Hiện có tới 60% doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức này.

*Với các doanh nghiệp mức 2 :

Đã có cơ sở vật chât cần thiết (như đã nói ở trên) nhưng chưa kết nối truy cập mạng Internet thì cần đưa họ sớm hiện diện trên Internet, khai thác Internet để đáp ứng nhu cầu thông tin của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng mở ra khả năng cung cấp cho họ các cơ hội để làm quen với cách buôn bán hiện đại trên mạng. Với các doanh nghiệp loại này tham gia TMĐT chủ yếulà để trao đổi tin tức. Qua khảo sát số doanh nghiệp loại này chiếm khoảng 30%. [17] Nguồn: VCCI

*Với các doanh nghiệp mức 3 (chiếm 10%) :

Đã có sự hiện diện trên Webside ở Internet nhưng họ chưa biết sử dụng Webside đó để tiến hành TMĐT, cần có sự hỗ trợ, thúc đẩy để nhanh chóng lôi cuốn họ tham gia vào TMĐT bằng cách cung cấp cho họ những cơ hội kinh doanh, giúp họ gỡ bỏ các cản trở, tạo các công cụ và biện pháp hỗ trợ.

*Với các doanh nghiệp ở mức 4 (0%):

Doanh nghiệp đang tiến hành TMĐT, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, môi trường pháp lí, phòng rủi ro...

1.3. Khối chủ thể người tiêu dùng

Người tiêu dùng tham gia vào TMĐT trong quan hệ với doanh nghiệp có bán lẻ hàng hóa, thông tin sản phẩm, dịch vụ online, mở rộng phát triển thị trường, trong quan hệ với Chính phủ gồm có các quan hệ về thuế, giấy phép, thông tin, phúc lợi và giữa những người tiêu dùng với nhau như các vấn đề về thanh toán tiền mặt, bán đấu giá online, mua bán đồ đã qua sử dụng.

Bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu ngày càng cao trong thương mại. Quy cách, phẩm chất hàng hoá và các thông tin có liên quan trong TMĐT đều ở dạng số hoá, nên người mua có thể chụi rủi ro lớn hơn so với giao dịch thương mại vật thể. Để bổ trợ, phải có cơ chế trung gian bảo đảm chất lượng.

Đây là một khía cạnh đang nổi lên trước nhiều rủi ro ngày càng gia tăng trong giao dịch TMĐT, gây thiệt hại đến quyền lợi của ngưới tiêu dùng.

Theo khảo sát của Trung tâm thông tin - Bộ Thương mại, con đường nâng cao nhận thức của khối chủ thể người tiêu dùng chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như : TV, đài, báo, sách, các chương trình quốc gia về TMĐT hay có liên quan đến TMĐT. Mặt khác, việc đưa các kiến thức TMĐT vào giảng dạy với tư cách môn học độc lập hoặc một nội dung nằm trong những môn học đã có sẵn trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề... là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 68 - 71)