Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 32 - 34)

Để tăng cường bộ máy quản lý có hiệu lực, đảm bảo quản lý chặt chẽ tất cả các khâu kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng công trình và giảm những chi phí không cần thiết, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của mình theo cơ chế chế độ thủ trưởng, có sự hoạt động của tổ chức Đảng, công đoàn, thanh niên. Việc quản lý của công ty được hội đồng quản trị trực tiếp điều hành, bao gồm các phòng ban chức năng và các đội, đơn vị sản xuất; mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng của mình trong mối quan hệ thống nhất.

* Hội đồng quản trị bao gồm:

- Chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm giám đốc điều hành): Là người giữ vai trò chủ đạo chung theo chế độ và luật định, người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của công ty về việc thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

- Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm giám sát hoạt động chung của công ty.

- Các thành viên: Là những người tham gia vào quá trình tổ chức quản lý công ty, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người phụ thuộc vào số cổ phần mà họ nắm giữ.

* Ban giám đốc gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, và các phòng ban chức năng.

- Các phó giám đốc: Công ty có 5 phó giám đốc, làm tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi người chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành trực tiếp theo khu vực địa lý.

- Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, bao gồm 7 phòng ban chức năng:

1. Phòng kinh tế hợp đồng: Chịu trách nhiệm ký và thanh lý các hợp đồng kinh tế, lập và duyệt các định mức đơn giá tiền lương, lập hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư theo giá trị khối lượng hoàn thành, lập bản giao khoán cho các đội.

2. Phòng kế hoạch thị trường: Tổng hợp kế hoạch các bộ phận và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, đôn đốc theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.

3. Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; tính toán khối lượng, lập hồ sơ đấu thầu, xác định khối lượng thực tế phải làm tại hiện trường để giúp phòng kế hoạch điều đội giao việc; lập hạn mức vật tư, theo dõi, kiểm tra về hạn mức kỹ thuật, chất lượng các công trình, các dự án của công ty đã và đang thực hịên.

4. Phòng tuyển chọn cán bộ - lao động tiền lương (TCLĐ - CBTL): Tổ chức tuyển chọn lao động, phân công lao động, sắp xếp điều phối lao động cho các đội sản xuất, hình thành các chứng từ về lao động, tiền lương cho cac bộ phận của công ty.

5. Phòng máy - vật tư: Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng vật tư cho các công trình theo kế hoạch. quản lý, tham mưu sử dụng

toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tổ chức trả lương cho cán bộ công nhân viên.

7. Văn phòng: Chịu trách nhiệm về công tác hành chính của công ty. Về cơ cấu của một đội sản xuất trong công ty gồm: Đội trưởng, đội phó kỹ thuật, từ 1 đến 3 kỹ thuật viên là kỹ sư chuyên ngành; từ 1 đến 2 nhân viên thống kê kế toán, 1 nhân viên tiếp liệu, 1 thủ kho... được bố trí tuỳ theo tính chất, quy mô sản xuất của đội, có thể bố trí kiêm nghiệm để giảm bớt định biên và tăng thêm thu nhập.

Trong quá trình hoạt động, các phòng ban của công ty đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức năng nhiệm vụ được giao, thường xuyên có sự phối hợp giữa các phòng ban đơn vị liên quan để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình.

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty có thể minh hoạ theo sơ đồ 07

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w