Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành chiếm tỷ trọng lớn nên một sự biến động nhỏ của khoản chi phí này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm. Để đạt được lợi nhuận tối đa trong sản xuất kinh doanh công
ty cần tìm cách giảm chi phí nguyên vật liệu trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Muốn vậy công ty phải quan tâm đến công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng các loại nguyên vật liệu bao gồm việc phân tích khoản chi phí vật liệu trong giá thành.
Mỗi loại sản phẩm tại công ty sản xuất và chế tạo cần nhiều loại vật liệu khác nhau, với mức tiêu hao và đơn giá khác nhau. Với từng loại sản phẩm thì khoản chi phí vật liệu trong giá thành có thể được xác định theo công thức:
Cv = SL × ∑mi×gi _ F Trong đó:
Cv : Là chi phí vật liệu trong giá thành
SL: Là số lượng sản xuất của một loại sản phẩm Gi: Là đơn giá vật liệu xuất dùng
F: Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
i
m : Mức tiêu hao bình quân của từng loại vật liệu.
Sau đó xác định khoản chi phí vật liệu kế hoạch được điều chỉnh theo sản lượng thực tế: Cd vk = SLk × i n i i g m × ∑ =1 _ Fd k Trong đó: Fd k = k k SL SL F × 1
Sau đó xác định khoản chi vật liệu thực tế:
Cvl = SL1 × i n i i g m 1 1 1 × ∑ = _ F1
So sánh giữa khoản chi phí thực tế với kế hoạch sẽ xác định được chênh lệch và có thể đưa ra kết luận về chi phí vật liệu trong giá thành. Từ đó có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Do mức tiêu hao bình quân thay đổi - Do giá vật liệu xuất dùng thay đổi - Do giá trị phế liệu thu hồi thay đổi - Do sử dụng vật liệu thay thế
KẾT LUẬN
Có thể nói nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Đặc biệt trong ngành xây dựng cơ bản, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì thế mà công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng là một phương thức quản lý tài chính cần thiết của mỗi doanh nghiệp, quyết định tính chính xác, kịp thời của việc hạch toán giá thành, từ đó góp phần tìm ra con đường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là một công việc phức tạp, lâu dài. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long, em đã nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với việc quản lý nguyên vật liệu và quản lý sản xuất kinh doanh. Vì vậy em đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu về cơ sở lý luận của tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu. Từ cơ sở lý luận kết hợp với thực tế tại doanh nghiệp đã tìm hiểu, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót nhất định trong cách trình bày và nhận thức vấn đề. Bởi vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ trong phòng kế toán của công ty để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TH.S Thái Bá Công và sự chỉ bảo của các cô chú, anh chị trong phòng tài chính, kế toán của công ty để hoàn thành bản luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TH.S Thái Bá Công đã tận tình hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2004 Sinh viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình: Kế toán doanh nghiệp - NXB Thống kê Hà Nội - TT. Tác giả học viện tài chính, PGS.TS Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thuỷ.
2. Giáo trình: Lý thuyết hạch toán kế toán - NXB Thống kê Hà Nội - Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Đông - 2002.
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp (hướng dẫn về chứng từ và sổ kế toán) - NXB Tài Chính Hà Nội-1995.
4. Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp xây lắp - NXB Tài Chính 1999.
5. Giáo trình: Phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp - NXB Tài Chính Hà Nội - 2003.
6. Các tài liệu của công ty cổ phần xây dựng số 2. 7. Tạp chí kế toán và luận văn của các khoá trước.
Môc lôc
Phần mở đầu...1
...
Chương 1: Những lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp...3
1.1 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu và kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp...3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu ...3
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh xây dựng ảnh hưởng tới hạch toán nguyên vật liệu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng...3
1.1.3 Vị trí nguyên vật liệu trong quá trình xây lắp...4
1.1.4 Vai trò của kế toán đối với quản lý và sử dụng nguyên vật liệu...5
1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu...5
1.3 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu...7
1.3.1 Phân loại...7
1.3.2 Đánh giá nguyên vật liệu...8
1.4 Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu...12
1.4.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu...12
1.4.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng...12
1.4.1.2 Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu...13
1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu...18
1.4.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng...18
1.4.2.2 Hệ thống sổ tổng hợp nguyên vật liệu...20
1.5.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán nguyên vật liệu trong điều
kiện ứng dụng kế toán máy...23
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long...25
2.1 Khái quát chung về công ty...25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...25
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long...27
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty...27
2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty...29
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý...30
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán...32
2.2.1 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán mà công ty đang áp dụng...36
2.2.2 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty...38
2.2.3 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu...39
2.2.3.1 Phân loại vật liệu...39
2.2.3.2 Đánh giá vật liệu...40
2.2.4 Tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty...41
2.2.5 Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty...42
2.2.5.1 Thủ tục xin mua và nhập kho vật liệu...43
2.2.5.2 Thủ tục xuất kho vật liệu...44
2.2.5.3 Tổ chức danh mục vật tư ở công ty...46
2.2.5.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ...47
2.2.5.5 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ...49
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long...63
3.1 Nhận xét chung về tình hình tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại
công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long...63
3.1.1 Ưu điểm ...63
3.1.2 Những mặt còn tồn tại...65
3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện...66
3.3 Nội dung hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phầnxây dựng số 2 Thăng Long...68
3.3.1 Lập bảng phân bổ vật liệu...68
3.3.2 Phương pháp quản lý nguyên vật liệu...69
3.3.3 Tiến hành kiểm nghiệm vật tư...70
3.3.4 Tiến hành phân tích tình hình cung cấp các loại nguyên vật liệu...71
3.3.5 Tiến hành phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành...71