II-/ NHỮNG Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY DỆT 8/3.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3 (Trang 109 - 111)

2. Các khoản giảm trừ

II-/ NHỮNG Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY DỆT 8/3.

CỦA CÔNG TY DỆT 8/3.

Yêu cầu quản lý đặt ra cho các doanh nghiệp phải ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán. Hoàn thiện có nghĩa là việc thay đổi và bổ sung để công việc được tiến hành tốt hơn, hiệu quả hơn. Do vậy, việc hoàn thiện đó đòi hỏi cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 8/3 phải dựa trên các yêu cầu ban hành của Bộ Tài chính về hệ thống các phương pháp thực hiện, các tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng sao cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty.

1-/ Về công tác tính giá vật liệu xuất kho:

Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho mà Công ty đang áp dụng phương pháp giá hạch toán. Sở dĩ Công ty lựa chọn phương pháp tính giá này là vì: đối với vật liệu mua ngoài nhập kho có nhiều chi phí thu mua phát sinh nhưng đến cuối tháng kế toán mới tập hợp được những chi phí này để tính ra giá thực tế của vật liệu. Do vậy mà toàn bộ vật liệu biến động trong tháng đều được tính theo giá hạch toán. Tuy nhiên, giá hạch toán mà Công ty sử dụng không phải giá kế hoạch hay một loại giá ổn định trong kỳ mà là giá ghi trên hoá đơn của mỗi lô hàng nhập (chưa bao gồm các chi phí thu mua như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ và chi phí bảo hiểm...). Điều này đã làm cho công tác tính giá vật liệu của Công ty trở nên phức tạp. Theo ý kiến của em, Công ty nên lựa chọn một loại giá ổn định để làm giá hạch toán, có thể là giá kế hoạch, giá tạm tính hoặc giá thực tế đầu kỳ. Điều đó có thể làm cho việc tính giá vật liệu của Công ty đơn giản hơn mà độ chính xác lại cao.

Đối với phiếu xuất kho không cần thiết phải lưu hai liên dưới các xí nghiệp sản xuất mà chỉ cần lưu 1 liên, liên còn lại nên giao cho phòng vật tư để theo dõi tình hình xuất vật tư trong kỳ.

Phiếu xuất kho lập làm 3 liên: 1 liên giao cho người nhận, 1 liên giao cho phòng vật tư, liên còn lại thủ kho ghi thẻ kho xong chuyển cho kế toán ghi sổ và lưu.

Cuối tháng, kế toán chỉ cần chuyển cho các xí nghiệp sản xuất bảng liệt kê các chứng từ xuất vật liệu. Xí nghiệp sản xuất dựa vào các phiếu xuất kho lưu ở đơn vị để đối chiếu với bảng kê chi tiết này.

Như vậy, cách luân chuyển chứng từ này tạo điều kiện theo dõi, đối chiếu một cách chính xác và khoa học các nghiệp vụ xuất kho vật tư giữa xí nghiệp sản xuất, phòng vật tư, phòng kế toán. Dựa vào đó kế toán vật liệu có thể hạch toán chính xác các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu và phòng cung tiêu có thể có được những thông tin kịp thời để lập kế hoạch mua sắm vật tư đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong kỳ.

3-/ Về hạch toán chi tiết vật liệu.

Trong công tác hạch toán chi tiết vật liệu, phương pháp mà công ty đang sử dụng là phương pháp sổ số dư. Thực chất phương pháp sổ số dư không yêu cầu kế toán phải lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật liệu, nên chăng Công ty thay bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu bằng bảng luỹ kế nhập xuất tồn và đồng thời lập phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất. Như vậy, công việc hạch toán chi tiết vật liệu sẽ mang tính đối chiếu cao hơn.

Hiện nay thông thường ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, sử dụng kế toán máy, hầu hết đều hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này vừa thuận tiện cho công tác hạch toán vật liệu tại phòng kế toán bằng kế toán máy (theo dõi cả về số lượng và giá trị), vừa giảm nhẹ công việc của thủ kho ở kho (chỉ cần theo dõi số lượng).

Cho nên Công ty cũng có thể xem xét:

- Thay thế tên gọi từ phương pháp sổ số dư về phương pháp thẻ song song. - Kế toán không in ra sổ số dư nữa.

- Lập thêm sổ chi tiết vật liệu.

- Giữ nguyên bảng liệt kê các chứng từ nhập, xuất để phục vụ cho kế toán vật liệu dễ đối chiếu, kiểm tra với các chứng từ nhập, xuất trong tháng.

- Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kế toán chỉ cần theo dõi phần giá trị.

Khi lập sổ chi tiết vật liệu thì mỗi tài khoản của kho được kế toán theo dõi trên một sổ, mỗi nghiệp vụ phát sinh được kế toán theo dõi trên một dòng của sổ, số dư đầu kỳ được lấy từ số dư cuối kỳ của tháng trước. Cuối kỳ kế toán cộng lại để làm cơ sở cho việc ghi bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.

- Thay đổi quan hệ đối chiếu giữa kế toán vật liệu và thủ kho cho phù hợp với phương pháp này. Sổ chi tiết vật liệu được dùng để đối chiếu với thẻ kho của thủ kho về mặt số lượng.

+ Tại kho: Thủ kho chỉ theo dõi về mặt số lượng, hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, xuất vật liệu thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển lên cho kế toán.

+ Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, hàng ngày nhận được phiếu nhập, xuất, kế toán định khoản rồi đưa số liệu vào máy tính, cuối kỳ in ra các sổ sách cần thiết (bảng nhập xuất tồn, bảng phân bổ vật liệu...)

Do sử dụng cách lập thêm sổ chi tiết vật liệu cho từng tài khoản của từng kho thì khi lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn rất dễ dàng, không cần phải cộng số lượng trên bảng liệt kê các chứng từ nhập, xuất như trước rất mất thời gian, hay nhầm mà lại không có tính chất đối chiếu cao.

(Xem mẫu sổ trang sau )

Trích:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3 (Trang 109 - 111)