Tác động của xâm nhập mặn tới đời sống cư dân ĐBSCL

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống nhân dân vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 29)

Những kết quả ban đầu cho thấy ngập mặn đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Phần lớn các gia đình trong cộng đồng có nguy cơ cao không được tiếp cận với nước máy (tới 40%), và nhà tiêu hợp vệ sinh. Điều kiện vệ sinh yếu kém dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.

Tiểu biểu là nguồn nước sinh hoạt tại các nhà máy nước cấp cho các đô thị trên địa bàn tỉnh và hệ thống nhà máy của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre đã nhiễm mặn trên 2‰. Do hạn mặn, tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 57.000 hộ, với 205.000 người dân sống xa trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển, khu vực cù lao… sẽ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh do hết nguồn dự trữ. Cán bộ tỉnh phải đi tìm nguồn nước ngọt và chở về để bán cho người dân với giá tại bến là 100.000 đồng/m3. Sau đó, tiền công thuê xe để chở 1m3 nước đến nhà các hộ dân nằm trong khu vực nội ô TP Bến Tre là 100.000 đồng. Như vậy, người dân tại trung tâm của TP Bến Tre phải mất 200.000 đồng mới có được 1m3 nước ngọt sử dụng.

Tuy nhiên, không phải hộ gia đình nếu cũng dư dả tiền bạc để mua nước ngọt sinh hoạt ngày qua ngày. Từ trước tết khi nước đã mặn, chính quyền cho đóng cống ngay đầu con kênh dẫn nước duy nhất vào xóm. Qua mỗi ngày, nước trong kênh xuống thấp dần và xác chết động vật dưới kênh ngày một nhiều, nước ngả sang màu đen và bốc mùi thối. Nước bẩn vậy nhưng nhiều hộ trong xóm vẫn phải lóng phèn sử dụng bởi vì “tiền đâu ra mua nước 120.000 đồng/m3 mà người ta chở xe tới bán, nước đóng bình thì còn xa xỉ

Ngoài việc thiếu nước ngọt sinh hoạt thì sự xâm nhập mặn cũng khiến người dân ĐBSCL lao đao, phải đi tìm môi trường mới để kiếm sống mưu sinh. Chỉ riêng hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng đã có hơn 40.000 người bỏ quê đi làm ăn xa trong điều kiện túng quẫn là một chỉ số đáng lo ngại. Tác động của hạn mặn không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm mất sinh kế của người dân và đang để lại những di chứng xã hội ở nông thôn miền Tây Nam bộ, vốn được xem là một không gian an bình, đáng sống. Di dân tự do trước các tác động tiêu cực không phải đến bây giờ mới xảy ra. Mấy năm gần đây đã có bộ phận không nhỏ nông dân, nhiều nhất là những người trẻ tuổi, bỏ ruộng đồng di cư lên thành thị mưu sinh.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy ĐBSCL là một trong những vùng có tỉ suất di cư cao và xu hướng tăng dần. Xét trên bình diện chung thì sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển là một tất yếu. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trong mối quan hệ giữa các đô thị và khu vực nông thôn trong vùng, giữa ĐBSCL - vùng nông nghiệp lớn nhất nước - với TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh.

Song, vấn đề đáng lo ngại là tình trạng di cư bị động. Đã có bằng chứng cho thấy sự chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chưa thật sự tạo được nhiều việc làm cho đại bộ phận lao động, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống còn nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.

Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kế khan hiếm ở nông thôn là nguyên nhân “đẩy” lao động nông thôn ra khỏi khu vực truyền thống một cách chông chênh. Trong bối cảnh đó, cơn hạn, mặn khốc liệt vừa qua như một “cú đấm hội đồng” lên “thân thể” các gia đình nông dân, nông thôn ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống nhân dân vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 29)