- Hoàn thiện hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác cần phải được ưu tiên. Thành lập các khu vực ngăn chặn lũ, xâm nhập mặn nhằm chủ động trong việc dẫn nước lũ vào cải tạo đồng ruộng và phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tạo ra các vùng đất an toàn đối với xâm nhập mặn, kiểm soát nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn.
- Hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng, đồng thời xây dựng hệ thống đê biển, đê sông để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn, nước lợ (thiết bị RO) tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn thường xuyên bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
- Xây dựng hồ dự trữ nước ngọt tại kênh cụt và dẫn dòng cũ, đập tạm ngăn mặn để giữ nguồn nước ngọt cho các trạm cấp nước tập trung.
- Đầu tư thiết bị giám sát độ mặn tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn.
- Khoan giếng bổ sung nước ngọt, kéo dài các đường ống từ các nhà máy nước tập trung ở vùng nước ngọt cấp cho các vùng dân cư bị ảnh hưởng, lắp thêm các vòi nước công cộng để cấp cho các hộ dân bị xâm nhập mặn ảnh hưởng sử dụng.
- Đầu tư vòi công cộng, bồn nhựa, túi nhựa dẻo đặt tại các địa điểm tập trung (Ủy ban Nhân dân xã, nhà văn hóa,…) để cun cấp nước cho người dân khu vực chưa có công trình cấp nước tập trung.
- Đầu tư xây dựng hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi đã có, nạo vét các kênh trục chuyển nước, xây dựng các trạm bơm cột nước thấp trên kênh, xây dựng hạ tầng thủy sản,… để chủ động kiểm soát xâm nhập mặn.