- Vận dụng một cách sáng tạo quan điểm phát triển bền vững, đảm bảo sự kết hợp hài hoàn giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường. Cần tập trung khai thác tốt các lợi thế và tiềm năng sẵn có của vùng để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phân tích các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước những tác động của xâm nhập mặn để có những giải pháp ứng phó phù hợp; đưa nội dung ứng phó xâm nhập mặn lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm đạt được sự đồng thuận và thống nhất cao trong nhận thức và hành động về ứng phó với xâm nhập mặn.
- Thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao trình độ và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cho thấy, các mô hình sản xuất nông nghiệp đã hỗ trợ rất hiệu quả cho phát triển nông nghiệp nói chung và các hoạt động công nghệ phục vụ nông nghiệp nói riêng. Ở vùng ĐBSCL đã xây dựng được mô hình liên kết “bốn nhà” nhưng hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy, để sản xuất nông nghiệp trong điều
về mọi mặt cho người nông dân, nhất là kiến thức về khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào công tác dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn; tăng cường nghiên cứu những vấn đề quy mô lớn, quy mô toàn cầu có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến thời tiết và khí hậu Việt Nam; nghiên cứu xây dựng hệ thống phân tích, dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn cho vùng; ứng dụng sản phẩm viễn thám giám sát hạn mặn cũng như giám sát hoạt động của các hồ chứa xuyên biên giới; phối hợp với các địa phương điều tra, khảo sát, đo đạc và tập hợp thống nhất cơ sở dữ liệu về rủi ro hạn hán, xâm nhập mặn để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo.
- Thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu một cách hợp lý. Trước ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở nhiều nơi trong vùng, đòi hỏi các cấp quản lý, các cơ quan quy hoạch, các nhà khoa học cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng để điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất, đặc biệt đối với việc sản xuất lúa. Theo đó, tại vùng mặn hẳn thì nên trồng rừng. Tại vùng nước ngọt thì phát triển mô hình tôm - lúa. Tại các vùng đất phù sa ven sông hoặc ven kênh lớn thì phát triển trồng lúa… - Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và cộng đồng quốc tế để ứng phó với xâm nhập mặn. Một mặt, cần tăng cường hợp tác trao đổi với các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Kông và Trung Quốc trong việc chia sẻ thông tin, khai thác nguồn nước của sông Mê Kông. Mặt khác, cần tăng cường hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm trong việc ứng phó với xâm nhập mặn, hạn hán như nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Việc tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề thích ứng với xâm nhập mặn trong nông nghiệp, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
KẾT LUẬN
Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề cấp bách, nghiêm trọng của vùng ĐBSCL. Hiện tượng này ngày càng trở nên khốc liệt hơn không chỉ do các nguyên nhân tự nhiên mà còn do ảnh hưởng từ hoạt động của con người, và có tác động rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
Ngành nông nghiệp và thủy sản là hai ngành đóng vai trò lớn, đóng góp lượng lớn giá trị trong kinh tế của vùng ĐBSCL, và cũng là hai ngành chịu ảnh hưởng rõ rệt từ xâm nhập mặn. Đời sống cư dân khu vực cũng bị thay đổi nhiều do việc thiếu nước ngọt. Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp thích ứng, ứng phó hiệu quả với xâm nhập mặn đòi hỏi những cơ sở vững chắc, nỗ lực không ngừng trong cả ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nước một cách bền vững.