- Nhà máy Vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy
P TOD [5645-i] 7,596,296,949 Tăng do mua xắm và XDCB hoàn thành
2.3. Đánh giá và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán giữa hai khách hàng:
Khẳng định giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết làm cơ sở cho Báo cáo kiểm toán sau này.
Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo: Các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính đến khi phát hành Báo cáo kiểm toán là khá nhiều. Những sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặc không trọng yếu đến Báo cáo kiểm toán. Do đó, việc xem xét này rât cần thiết, phù hợp với nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp.
Qua xem xét tại công ty ABC và công ty XYZ, đối với phần hành TSCĐ không thấy có những sự kiện bất thường nào xảy ra gây ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán.
Thu thập giải trình của Ban giám đốc: công việc này được KTV tiến hành ngay trong quá trình KTV tiến hành kiểm toán. Giải trình là sự thừa nhận trách nhiệm của Ban giám đốc về tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính. Đây cũng được coi là bằng chứng kiểm toán đặc biệt mà KTV cần thu thập. Tại hai công ty ABC và công ty XYZ, KTV cũng đã thu thập một số những giải trình của Ban giám đốc khách hàng và lưu lại trong chỉ mục 2300.
Tổng hợp kết quả kiểm toán: Công việc này sẽ do trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm. Sau tổng hợp kết quả kiểm toán, Deloitte Vietnam sẽ phát hành báo cáo kiểm toán cho hai khách hàng cùng với các bút toán điều chỉnh (nếu có).
Riêng đối với khoản mục TSCĐ của hai khách hàng công ty ABC và công ty XYZ, kết quả kiểm toán cuối cùng là khoản mục này được kế toán đơn vị khách hàng phản ánh trung thực và hợp lý. Đối với công ty ABC, KTV không có bút toán điều chỉnh. Đối với công ty XYZ, KTV đã đề nghị bút toán điều chỉnh và được khách hàng chấp nhận điều chỉnh. Nhóm kiểm toán cũng có một số vấn đề nêu trong thư quản lý.
2. 3. Đánh giá và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán giữa hai khách hàng: hàng:
Chất lượng hoạt động kiểm toán: Là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán
về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.
Việc đánh giá chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên trong Ban giám đốc. Ngoài ra, ý kiến của khách hàng cũng quan trọng. Đánh giá chất lượng trở thành một khâu quan trọng sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán. Giống như cách nhìn vào một con đường đã qua, KTV sẽ biết được nhưng gì đã làm được, đã đi được và những gì còn vướng mắc, cần phải rút kinh nghiệm cho lần sau.
Tại Deloitte Vietnam, chất lượng kiểm toán được đặt lên hàng đầu nên vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán rát được quan tâm. Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán và đây là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi một cuộc kiểm toán. Theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte toàn cầu nói chung và Deloitte Vietnam nói riêng, việc kiểm tra, xem xét các tài liệu kiểm toán được thực hiện một cách nghiêm ngặt và gắn với trách nhiệm của kiểm toán viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên chính thức có ít nhất 2 năm kinh nghiệm nghề nghiệp cho đến các giám đốc kiểm toán (partner nghề nghiệp). Để hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất, trong mỗi cuộc kiểm toán sẽ có một giám đốc nghề nghiệp và một chuyên gia người nước ngoài phụ trách. Và trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành thì giám đốc công ty sẽ là người soát xét cuối cùng để đảm bảo rằng báo cáo kiểm toán không có bất cứ một sai sót đáng kể nào. Chính vì cuộc kiểm toán được sự kiểm soát chặt chẽ như vậy mà chất lượng các cuộc kiểm toán của công ty không ngừng được nâng cao.
Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại hai khách hàng là công ty ABC và
công ty XYZ cũng giống như tại những khách hàng khác và đều tuân thủ theo quy định chung của ngành kiểm toán cũng như quy định riêng của Deloitte Vietnam. Các chính sách mà công ty vẫn thường áp dụng để kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán gồm:
* Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:
Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, gồm: độc lập, chính trực, khách
quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tính cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
* Kỹ năng và năng lực chuyên môn:
Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải có kỹ năng và năng lực chuyên môn, phải thường xuyên duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Giao việc:
Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thực tế tại khách hàng ABC nhóm kiểm toán tham gia gồm 6 người, còn tại khách hàng XYZ nhóm kiểm toán gồm 11 người. Điều này đảm bảo cho sự phân công công việc cũng như hoàn thành công việc được giao đúng tiến độ với chất lượng tốt.
* Hướng dẫn và giám sát:
Công việc kiểm toán phải được hướng dẫn, giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc kiểm toán đã được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan. Tất cả các giấy tờ làm việc của KTV cấp dưới đều được các KTV cấp trên xem xét và cho ý kiện nhận xét vào từng mục đã thực hiện.
* Duy trì và chấp nhận khách hàng:
Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng. Đối với hai khách hàng ABC và XYZ đều được Deloitte Vietnam nhận định là khách hàng tiềm năng.
Công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty.