Doanh số tiêu thụ theo nhóm hàng của Công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm “Dược Phẩm” tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm UPI (Trang 25 - 29)

II. Tình hình tiêu thụ sản phẩm dược phẩm của công ty

Doanh số tiêu thụ theo nhóm hàng của Công ty

(ĐV: Triệu đồng) Năm Tổng số tiêu thụ Thuốc nam, thuốc bắc, Tỷ trọng Cao đơn, tân dược Tỷ trọng Vật tư hoá Tỷ trọng

tinh dầu % % chất % 1 2 3 4 5 6 7 8 2005 8727 572 6,55 6140 70,37 919 10,54 2006 10480 1067 10,19 7838 74,77 563 5,38 2007 13040 2483 19,04 9381 71,95 1174 9,01 2008 20520 3730 18,17 15235 74,25 1554 7,58 2009 22500 4096 18,21 16503 73,35 1900 8,44

(Nguồn: Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI giai đoạn 2005 - 2009)

Trên các cột 3,5,7 của bảng biểu diễn doanh số tiêu thụ của các nhóm hàng, còn cột 4,6,8 biểu diễn tỷ trọng của từng nhóm hàng trong tổng doanh số tiêu thụ.

Nhìn chung, ta thấy doanh số tiêu thụ của các nhóm hàng đều có xu hướng tăng lên qua các năm, trong đó nhóm cao đơn, tân dược là tăng cao nhất và cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số tiêu thụ, chiếm tỷ trọng thứ 2 là thuốc nam, thuôc bắc, tinh dầu và chiếm tỷ trọng ít nhất là nhóm hàng vật tư hoá chất.

Để thấy cụ thể hơn, ta tính tỷ trọng bình quân của mỗi nhóm hàng trong tổng doanh số tiêu thụ.

mbq nam bắc, tinh dầu = 14,43% mbq cao đơn, tân dược = 72,938 mbq vật tư hoá chất = 8,19%

Như vậy, nhóm hàng cao đơn tân dược chiếm tỷ trọng cao gấp 3 lần tổng 2 nhóm hàng còn lại , nhóm hàng thuốc nam thuốc bắc, tinh dầu chiếm tỷ trọng cao gần gấp 2 lần nhóm hàng vật tư hóa chất.

1.1 Thuốc nam, thuốc bắc, tinh dầu

Đây là mặt hàng truyền thống của công ty từ khi đi vào hoạt động và đến nay. Từ năm 2006 trở về trước, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất cung cấp cho các nhà thuốc, bệnh viện. Nhưng từ năm 2006 đến nay, công ty tập trung vào phân khúc thị trường tiềm năng là các bệnh viện, tổ chức y tế lớn có uy tín. Công ty đã chủ động tìm hiểu, liên hệ tới các bạn hàng, khách hàng trong và ngoài nước, từ đó xác định chủng loại và số lượng mặt hàng mà công ty cần sản xuất. Trong

những năm gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm thuốc nam, thuốc bắc và tinh dầu đã được công ty chú trọng và đẩy mạnh. Sau một thời gian chạy theo thuốc ngoại, hiện tại thị trường đã tương đối bình ổn, người tiêu dùng đã quay trở lại với các phương pháp chữa bệnh cổ truyền (Đông y), nên tình hình tiêu thụ mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc và tinh dầu của công ty ngày càng tăng qua các năm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.

Từ bảng biểu ta thấy, doanh số tiêu thụ của nhóm hàng thuốc nam, thuốc bắc, tinh dầu tăng lên hàng năm. Nếu năm 2005 doanh số tiêu thụ là 872 triệu đồng và chỉ chiếm 6,55% trong tổng số doanh số tiêu thụ của công ty thì đến năm 2009 doanh số tiêu thụ đã là 4096 triệu đồng và tỷ trọng lúc này của nhóm hàng này so với tổng doanh số là 18,21%. Tốc độ phát triển doanh số của Công ty trên nhóm hàng này bình quân là 169,7% (tăng bình quân hàng năm là 69,7%). Doanh số tiêu thụ năm 2006 là 1067 triệu đồng, so với năm 2005 là 572 triệu đồng tăng 495 triệu đồng tương đương 86%. Doanh số năm 2007 là 2483 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 1415 triệu đồng tương đương 132,8%. Doanh số năm 2008 là 3730 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 1247 triệu đồng tương đương 50,2%. Doanh số năm 2009 là 4096 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 3730 triệu đồng tương đương 10.12%.

1.2 Cao đơn, tân dược

Cao đơn là các loại sản phẩm sản xuất từ cây cỏ dược liệu nhưng được chế biến ở mức độ sâu hơn, hàm lượng hoạt chất cao đơn như các loại rượu thuốc mật ong, dầu cao .... Tân dược là những sản phẩm được chế tạo bởi kỹ thuật cao, hoá chất được dùng ở dạng nguyên chất tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là mức độ chế biến lâu hơn và có thể sử dụng ngay như sản phẩm cuối cùng.

Từ những năm 2006 về trước, mặt hàng tân dược không thuộc mặt hàng được phép kinh doanh của công ty, lúc đó công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh dược liệu, thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn., hoá chất. Nhưng kể từ năm 2006 đến nay cùng với sự thay đổi của thị trường, công ty chuyển hướng chiến lược kinh doanh từ chỗ

chỉ sản xuất kinh doanh dược liệu, tinh dầu, công ty chuyển sang kinh doanh tổng hợp. Trong đó, đáng chú ý nhất là kinh doanh mặt hàng tân dược và kinh doanh xuất nhập khẩu. Do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng lúc bấy giờ nên mặt hàng cao đơn, tân dược ngày càng trở thành mặt hàng sản xuất chính và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở các tỉnh và thành phố lớn. Nhu cầu về thuốc và chăm lo sức khoẻ của nhân dân tăng cao. Điều này đã làm cho doanh số tiêu thụ của Công ty tăng lên rất nhanh, trong đó tăng lớn nhất là nhóm hàng cao đơn, tân dược. Hơn nữa, nhu cầu của người dân hiện nay thường ưa chuộng dùng thuốc ngoại hơn thuốc nội, đây là một thị trường có tiềm năng lớn, công ty cần chú ý tập trung khai thác nhằm tăng doanh số tiêu thụ nhóm hàng này từ đó tăng doanh số các mặt hàng khác.

Nhóm hàng cao đơn, tân dược đang là nhóm hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. Công ty nên tiếp tục mở rộng thị trường, củng cố quan hệ bạn hàng cũ, mở rộng quan hệ bạn hàng mới nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng này.

Từ bảng trên ta thấy, hóm hàng cao đơn và tân dược là mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số tiêu thụ của Công ty, tỷ trọng trung bình trong tổng doanh số của nhóm hàng này là 72,94%. Doanh số tiêu thụ của nhóm hàng này là lớn nhất trong tổng doanh thu và tăng lên hàng năm. Nếu năm 2005, doanh thu tiêu thụ của nhóm hàng này là 6141 triệu đồng thì năm 2006 là 7853 tăng 17.129 triệu đồng 2005 tương đương là 27,89% so với năm và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 19,73%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 49,27%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17,8%. Thị trường tiêu thụ nhóm mặt hàng này tập trung chủ yếu là các tỉnh thành chiếm khoảng 70 - 80% tổng giá trị. Một số ít được bán cho các công ty Trung ương và bán lẻ tại hệ thống cửa hàng bán lẻ tổng hợp của công ty.

1.3 Nhóm hàng vật tư hóa chất

Nhóm hàng này bao gồm những dụng cụ y tế, máy móc, thiết bị y tế dùng để điều trị hoặc dùng để điều chế thuốc, các loại hoá chất để sản xuất tân dược.

Đây là nhóm hàng có doanh thu tiêu thụ ít nhất trong tổng số doanh thu tiêu thụ của Công ty. Nhóm hàng này trước đây UPI có doanh thu tiêu thụ tương đối cao (11,31% năm 2007, 19,8% năm 2008 và 16,81% năm 2009) trong tổng số doanh thu tiêu thụ của UPI, nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây doanh số tiêu thụ của nhóm hàng này giảm. Sở dĩ như vậy vì năm 2007 trở đi, Nhà nước dần dần sửa đổi chính sách cho phép nhiều doanh nghiệp được xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài, từ đó đối những khách hàng lớn của UPI trước đây, họ có thể hoàn chủ động trong việc lựa chọn đầu vào sản phẩm mà không cần phụ thuộc vào UPI nữa. Vì vậy doanh số tiêu thụ ngày càng một giảm. Tỷ trọng bình quân của nhóm hàng này trong tổng doanh số tiêu thụ của UPI chiếm có 8,19%. Doanh số tiêu thụ tăng giảm không đều, nếu năm 2005 doanh thu tiêu thụ là 9.194 triệu đồng thì năm 2006 doanh số là 5.639 triệu đồng giảm 3.555 triệu đồng tương đương 38,67%. Năm 2007 doanh số là 11.748 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 6.109 triệu đồng tương đương tăng 108,3%. Và trong 2 năm tiếp theo là 2008 và năm 2009 tăng ở mức ổn định sấp xỉ bằng 4.500 triệu đồng/năm.

Nhóm hàng vật tư hoá chất chủ yếu được UPI bán cho các xí nghiệp dược phẩm TW và địa phương để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Một phần UPI cung ứng cho chính các xưởng sản xuất của UPI. Như vậy, thị trường tiêu thụ nhóm hàng này tương đối hẹp, do đó UPI duy trì nhóm hàng này ở mức trung bình, tập trung nguồn lực cho việc sản xuất kinh doanh nhóm hàng khác có thể là cao đơn, tân dược. Từ đó UPI mới tăng được doanh thu của mình đồng thời cũng tăng được lợi nhuận và đổi mới được máy móc thiết bị, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm “Dược Phẩm” tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm UPI (Trang 25 - 29)