Kiến nghị ở tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm “Dược Phẩm” tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm UPI (Trang 56 - 61)

III. Kiến nghị nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm UP

2.Kiến nghị ở tầm vĩ mô

Để thực hiên có hiệu quả những giải pháp trên công ty rất cần sự hỗ trợ to lớn từ phía Nhà nước. Trước hết là việc tạo điều kiện thuận lợi về vốn, đưa ra các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp, cầm cố và quyền vay vốn của công ty. Hiện nay, tài sản thế chấp của công ty nhỏ hơn rất nhiều với nhu cầu vay vốn, dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong khi ngân hàng thừa vốn không cho vay được. Nhà nước nên hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều hiện cho ngân hàng hoạt động, nhưng đồng thời ngân hàng cũng nên xem xét thêm những yếu tố như năng lực

quản lý của doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối phó với những bất lợi của doanh nghiệp chứ không chỉ dựa trên tài sản thế chấp hiện có của doanh nghiệp, Nhà nước cần cải tiến hơn thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi và giảm tải các thủ tục hành chính không đáng có để doanh nghiệp bớt gánh nặng trong việc lo cho chi phí tài chính.

Để tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước cần xiết chặt hơn nữa việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật như làm hàng giả, hàng nhái và đặc biệt là buôn lậu trốn thuế. Khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và thực hiện đúng pháp luật.

Thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, vì vậy để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường quốc tế của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI nói riêng. Nhà nước cần xây dựng một hệ thông thông tin chính xác và kịp thời cho họ. Hiện nay, tình trạng thiếu thông tin dẫn đến tình việc chuyển giao công nghệ thường ngoài dự kiến, các công ty bị nhận những công nghệ máy móc thiệt bị cũ kỹ, lạc hậu gây nhiều thiệt hại tổn thất. Do đó, Nhà nước cũng cần khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn về công nghệ và quản lý, giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ về thông tin và có thể tiếp thu được những kiến thức kinh nghiệm quản lý và nhận được các cơ hội đầu tư phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Nhà nước cũng cần phải có những cải cách về các thủ tục xin phép quảng cáo, quy định về chi phí quảng cáo để giúp công ty đỡ tốn kém về mặt thời gian, tiền bạc gây ảnh hưởng đến hiệu quả của mỗi chương trình

KẾT LUẬN

Thị trường Dược là một thị trường hoạt động rất sôi nổi và giàu tiềm năng. Bởi vì cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là thu nhập của người dân tăng lên trong đại

bộ phận dân cư khi đó nhu cầu của người dân sẽ không còn chỉ là “ăn no, mặc ấm” nữa mà sẽ là “Khoẻ mạnh và thông minh”, từ đó nhu cầu về sản phẩm dược ngày càng cao.

Trong cơ chế thị trường như hiện nay, vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là luôn cần thiết, không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI cũng vậy, vai trò tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của Côn ty.

Trước tình hình đó, trong nhưng năm qua Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, đổi mới bộ máy quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất dẫn đến nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận.

Đề tài đã phân tích và đánh giá đúng thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI trong những năm gần đây, đánh giá đúng những thành công và ưu điểm của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng nêu ra được những khó khăn và hạn chế của Công ty cần khắc phục. Ngoài ra đề tài cũng đưa một số giải pháp thiết thực về công tác nghiên cứu thị trường, chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối lưu thông, chính sách yểm trợ và xúc tiến bán hàng mà Công ty có thể áp dụng để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới.

Vì thời gian có hạn và kiến thức thực tế chưa sâu nên bài viết này có nhiều vấn đề đề cập và phân tích vấn đề chưa thực sự được chặt chẽ và sâu sắc. Rất mong được sự góp ý của Cô giáo hướng dẫn. Qua đó em có thêm kiến thức thực tế trước khi ra trường. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung và các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Lại Minh Tùng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

**********

1. Bản mẫu đề án chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005 -2010

2. Báo cáo tài chính các năm 2006; 2007; 2008; 2009 của Công ty Cổ phần Dược phẩm UPI

3. Danh mục các mặt hàng sản phẩm công ty đã từng đạt các giải thưởng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2010.

4. Danh mục các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao trong giai đoạn 2005 -2010

5. PGS.TS Phạm Thị Gái (2007) “ Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận”, giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh của khoa Kế Toán - Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, tr. 189 - 242, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tuấn (2008) “Phát triển nguồn cung ứng thuốc ở các doanh nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009”, luận văn thạc sĩ khoa học Dược, trường đại học Dược, Hà Nội.

8. PGS. TS Hoàng Minh Đường - PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc(2008) Giáo trình môn “quản trị kinh doanh của doanh nghiệp thương mại” – Khoa Thương Mại, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Lao Động Và Xã Hội

9. Nguyễn Xuân Quang (2008), giáo trình “MARKETING Thương Mại” – Khoa Thương Mại , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Lao Động Và Xã Hội

10. GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS Hoàng Đức Thân giáo trình “Kinh Tế Thương Mại” ( 2007), bộ môn Thương Mại –Khoa Thương Mại , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

9. Nguyễn Thị Thái Hằng (2008), Chính sách thuốc quốc gia, Chính sách thuốc thiết yếu quốc gia, Bải giảng Dược Xã Hội Học

10. Nguyễn Thị Ngọc (2009), “Đánh giá tình hình cung ứng và sử dụng thuốc tại Phòng Quân Y Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc Phòng”, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học 2006 - 2009.

11. Thủ tướng chính phủ (2007), “Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”. 12. Nguyễn Văn Yên (2008), “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất 1 số giải pháp quản lý sản xuất và cung ứng thuốc nhằm phục vụ tốt sức khỏe nhân dân trong cơ chế thị trường hiện nay”, đề tài tiến sĩ.

13. http//ww. moh.gov.vn/cimsi.org.vn. 14. http//www.upi.vn

15. http//www.vnpca.org.vn. 16. www.Google.com. TÀI LIỆU TIẾNG ANH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Jonatha. D. Quick, Jame. R. Rankin and other author (2008), Managing drug supply, Kumarian Press, USA

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm “Dược Phẩm” tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm UPI (Trang 56 - 61)