Đặc điểm lao động

Một phần của tài liệu Tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 30 - 33)

MÔ HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN HÀ NỘI HORISON

2.1.3.2.Đặc điểm lao động

Khách sạn Hà Nội Horison có 250 nhân viên chính thức và khoảng 50 nhân viên làm thời vụ. Trong đó chiếm tỷ lệ cao là nhân viên bộ phận nhà hàng, và nhà buồng mỗi bộ phận khoảng 20 % tổng số lao động trong khách sạn.

Trong tổng số 250 lao động chính thức, phân bổ lao động trong các bộ phận như:

STT Tên bộ phận Số lao động Nam Nữ Tỉ lệ (%)

1 Lễ tân 32 10 22 12.8 2 Nhà hàng 40 15 25 16 3 Nhà buồng 47 7 40 18.8 4 Giặt là 20 15 5 8 5 Văn phòng 23 17 6 9.2 6 Kỹ thuật 30 30 0 12 7 Bảo vệ 18 18 0 7.2 8 Bộ phận khác 40 18 22 16 9 Tổng cộng 250 130 120 100 Nguyễn Thị Mây 30

Bảng 1 : cơ cấu lao động theo bộ phận của khách sạn

(Nguồn: Phòng nhân lực khách sạn Hà Nội Horison)

Dựa trên tỉ lệ lao động trong mỗi bộ phận ta thấy có số lao động lớn nhất là bộ phận nhà buồng chiếm gần 20% trên tổng số lao động chính thức của khách sạn. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi kinh doanh lưu trú là khối kinh doanh hoạt động mạnh nhất trong kinh doanh khách sạn nói chung và khách sạn Hà Nội Horison nói riêng. Nhìn chung doanh thu bộ phận này chiếm tỉ lệ cao trong tổng doanh thu của một khách sạn thường trên 60% tổng doanh thu, thêm nữ nhân viên bộ phận nhà buồng đảm nhiệm nhiều công việc ngoài làm buồng còn chịu trách nhiệm giữ vệ sinh cho các khu vực Public (công cộng) như nhà hàng, tiền sảnh, khu vực hội thảo. Do đó đòi hỏi số lượng lao động tương đối cao.

Bộ phận có tỉ lệ lao động cao thứ 2 đó là khối kinh doanh ăn uống với số lao động chiếm 16%, đây là khối kinh doanh hoạt động mạnh thứ 2 sau khối kinh doanh lưu trú trong khách sạn tiếp đó là các bộ phận lễ tân, kỹ thuật, giặt là, bảo vệ, các bộ phận khác.

Trong tổng số lao động của khách sạn thì lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ cao chiếm khoảng 85% trên tổng số lao động trong khách sạn, nhân viên quản lý cấp trung và cấp cao chiếm khoảng 15%.

Về cơ cấu lao động theo giới tính, số lao động nam và nữ trong khách sạn tương đương, tuy nhiêm do những đặc thù riêng trong công việc của từng bộ phận mà tỉ lệ nam nữ có khác nhau, trong các bộ phận như nhà buồng, giặt là do yêu cầu về sự tỉ mỉ, khéo léo nên số lao động nữ chiếm tỉ lệ cao, trong các bộ phận như bảo vệ, kỹ thuật tất cả lao động đều là nam giới.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ :

Phần lớn lao động trong khách sạn đều là lao động trẻ nằm trong độ tuổi từ 25 đến 37 tuổi, số lao động này chiếm 90% tổng số lao động của khách sạn.

Xét về cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (đối với nhân viên chính thức) ta có bảng tổng hợp sau : STT Mức độ học vấn Số người Tỉ lệ (%) 1 Đại học trở lên 82 32.8 2 Cao Đẳng 78 31.2 3 Trung cấp,dạy nghề 60 24 4 Lao động phổ thông 30 12 5 Tổng cộng 250 100

Bảng 2 : Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

(Nguồn : Phòng nhân sự khách sạn Hà Nội Horison)

Xét theo trình độ học vấn nhân viên có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 1/3 số lao động trong khách sạn đây là các nhân viên làm việc chủ yếu ở bộ phận văn phòng, các quản lý và giám sát viên ở các bộ phận. Nhân viên có trình độ cao dẳng trở xuống chủ yếu làm việc các công việc lao động trực tiếp tạo rta sản phẩm dịch vụ cho khách sạn.

Về trình độ ngoại ngữ: phần lớn lao động trong khách sạn đều có bằng về ngoại ngữ, yêu cầu ngoại ngữ cao đối với nhân viên phục vụ khách và nhân viên văn phòng đều phải có bằng đại học về ngoại ngữ.

Xét về tỉ lệ lao động có chuyên môn đúng về chuyên ngành du lịch khách sạn chỉ chiếm khoảng 23%, phần lớn là lao động trái ngành đặc biệt lao động tốt nghiệp các trường về ngoại ngữ chiếm tỉ lệ cao.

Một phần của tài liệu Tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 30 - 33)