Kết quả tách chiết plasmid tái tổ hợp

Một phần của tài liệu Phân lập ptomoter của gen mã hóa cho enzyme cinnamyl alcohol dehydrogenase và thiết kế vector chuyển gen mang đoạn gen mã hóa (Trang 71 - 72)

Lựa chọn 8 dòng khuẩn lạc một cách ngẫu nhiên trên đĩa thạch, sau đó nuôi qua đêm ở 370

C trong môi trường LB lỏng có chứa kháng sinh kanamicin. Các dịch khuẩn lạc được tách chiết plasmid theo quy trình được trình bầy ở mục 2.2.6.3. Đây là phương pháp tách plasmid khá đơn giản nhưng có độ tinh sạch khá cao, đảm bảo thu được lượng plasmid cần thiết với chất lượng tốt cho các bước thí nghiệm tiếp theo trong thời gian ngắn (khoảng 1h). Sản phẩm tách plasmid được điện di trên gel agarose 0,8%.

Hình 3.21. Kết quả điện di plasmid pENTR/CCR

M: Thang DNA 1kb; Giếng 1 – 8: Các dòng khuẩn lạc

Kết quả trên hình 3.21 cho thấy sản phẩm tách plasmid tái tổ hợp đều xuất hiện các băng vạch rõ nét và không bị đứt gãy, đảm bảo chất lượng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Để kiểm tra sự có mặt của đoạn cDNA của gen CCR trong các plasmid tái tổ hợp chúng tôi tiến hành xử lý các plasmid trên bằng enzyme cắt giới hạn

XhoI và NotI. Theo tính toán lý thuyết, khi cắt bằng hai enzyme giới hạn này sản phẩm thu được sẽ có các phân đoạn DNA:

- Đoạn cDNA của gen CCR cần chèn bị cắt hai đầu bởi 2 enzyme giới hạn có kích thước 828 bp.

- Khung vector pENTR.

Kết quả điện di sản phẩm cắt được thể hiện trên hình 3.22. Tại các giếng điện di xuất hiện băng vạch tương ứng với kích thước mong muốn, điều này chứng tỏ đoạn cDNA của gen CCR đã được chèn thành công vào vector pENTR.

Hình 3.22. Kết quả điện di sản phẩm cắt plasmid tái tổ hợp mang đoạn cDNA của gen CCR

M: Thang DNA 1 kb; Giếng 1 – 3: Các dòng khuẩn lạc

Một phần của tài liệu Phân lập ptomoter của gen mã hóa cho enzyme cinnamyl alcohol dehydrogenase và thiết kế vector chuyển gen mang đoạn gen mã hóa (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)