Phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại CTCP Bảo Minh.pdf (Trang 26)

1.4.1 Khái niệm phân tích kỹ thuật

Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.

Những giả thiết cơ bản mà phân tích kỹ thuật lấy làm cơ sở

 Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)

 Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai

 Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu

 Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.

1.4.2 Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp được biết đến nhiều nhất về việc xác định các xu hướng chính trên thị trường chứng khoán. Mục đích của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính hay còn gọi là sự dịch chuyển cơ bản của thị trường.

Một khi xu hướng đã được xác lập, thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra. Lý thuyết Dow liên quan đến phương hướng của một xu hướng và nó không có giá trị dự báo đối với những khoảng thời gian hay phạm vi sau cùng của xu hướng.

Sáu nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow

1.4.2.1 Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường

Những thay đổi trong các mức giá đóng cửa hàng ngày phản ánh một cái nhìn tổng hợp và tình cảm của tất cả những người tham gia vào thị trường chứng khoán, cả những nhà đầu tư hiện tại và những nhà đầu tư tiềm năng.

Vì thế mà nó được giả định rằng, qui trình này phản ánh tất cả hành động thị trường được biết đến và có thể dự đoán được, điều này có thể tác động đến mối quan hệ cung cầu của cổ phiếu.

1.4.2.2 Thị trường có 3 sự dịch chuyển

Sự dịch chuyển chính. Sự dịch chuyển quan trọng nhất là xu hướng chính, nói chung sự dịch chuyển này được biết đến như là thị trường đầu cơ giá lênh hoặc thị trường đầu cơ giá xuống. Những sự dịch chuyển này thường kéo dài từ ít hơn một năm đến vài năm.

Những phản ánh thứ cấp. Phản ánh thứ cấp hay trung gian được định nghĩa như là “một sự sụt giảm quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá xuống, thường kéo dài 3 tuần đến nhiều tháng, trong suốt thời kỳ này, sự dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33 tới 66% mức thay đổi giá từ điểm kết thúc của phản ứng thứ cấp có trước.

Những sự dịch chuyển nhỏ. Sự dịch chuyển nhỏ kéo dài từ vài giờ đến không quá 3 tuần. Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của dịch chuyển chính cũng như sự dịch chuyển thứ cấp; nó không có giá trị dự báo đối với những nhà đầu tư dài hạn. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì các sự dịch chuyển trong ngắn hạn có thể bị thao túng ở mức độ nào đó, không giống như các xu hướng chính hau thứ cấp.

1.4.2.3 Những đường xu hướng chỉ ra sự dịch chuyển

Dow đã tập trung sự chú ý của mình vào những xu hướng chính, xu hướng mà ông ta cảm thấy thường xảy ra trong 3 giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn tích lũy, giai đoạn tham gia công chúng, giai đoạn phân phối.

Giai đoạn tích lũy thể hiện việc mua có hiểu biết của hầu hết các nhà đầu tư tinh thông. Nếu xu hướng trước đó là xu hướng giảm, thì tại thời điểm này những nhà đầu tư tinh thông nhận ra rằng thị trường đã tiêu hóa hết những thông tin “xấu”.

Giai đoạn tham gia công chúng, là giai đoạn mà ở đó hầu hết các nhà theo xu hướng phân tích kỹ thuật bắt đầu tham gia vào thị trường, xảy ra khi các mức giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện.

Giai đoạn phân phối xảy ra khi các tờ báo bắt đầu đưa tin những câu chuyện thị trường đầu cơ giá lên; khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn; và khi khối lượng có tính đầu cơ và sự tham gia công chúng gia tăng. Suốt giai đoạn này, những nhà đầu tư có hiểu biết như nhau bắt đầu “tích lũy” đến gần đáy thị trường đầu cơ giá xuống (khi không một ai khác muốn mua) bắt đầu phân phối trước khi bất kỳ một người nào khác bắt đầu bán ra

Một sự tăng lên trong giới hạn của “đường xu hướng” này chỉ ra sự tích lũy và những dự đoán giá cao hơn, và ngược lại. Khi đường này xảy ra ở khoảng giữa của sự tăng giá chính, nó sẽ thực sự hình thành nên sự dịch chuyển thứ cấp dưới dạng đường ngang và nó sẽ bị đối sử tương tự.

1.4.2.4 Các mối quan hệ giá và khối lượng sẽ tạo ra nền tảng cơ bản

Mối quan hệ cơ bản là khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm. Nếu khối lượng trở nên ứ đọng khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm, thì một lời cảnh báo rằng xu hướng chính có khả năng bị đảo ngược. Nguyên tắc này chỉ được sử dụng như một thông tin nền tảng, bởi vì bằng chứng thuyết phục của sự đảo ngược xu hướng có thể chỉ được đưa ra theo giá của những mức trung bình tương ứng.

1.4.2.5 Hành động giá xác định xu hướng

Các dấu hiệu tăng giá được đưa ra khi có những sự tăng giá liên tiếp tạo ra các đỉnh trong khi các đáy của sự giảm giá xen vào là cao hơn đáy trước đó. Ngược lại, các dấu hiệu của sự giảm giá xuất phát từ một chuổi các đỉnh và đáy giảm dần

1.4.2.6 Danh mục phải được xác nhận (hai danh mục củng cố lẫn nhau)

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của lý thuyết Dow là sự dịch chuyển của hai chỉ số bình quân ngành công nghiệp và chỉ số ngành giao thông vận tải nên luôn được quan tâm cùng nhau; nghĩ là hai chỉ số phải củng cố lẫn nhau.

Tóm lại, lý thuyết Dow quan tâm đến việc xác định hướng của xu hướng thị trường, không xác định khoản thời gian sau cùng của xu hướng. Một khi đã được xác nhận xu hướng bởi cả hai chỉ số thì xu hướng mới được giả định là tồn tại mãi tới khi một sự xác nhận lại bởi cả hai chỉ số diễn ra.

Mỗi thị trường giá lên và giá xuống có ba giai đoạn riêng biệt. Cả sự nhận dạng các giai đoạn này và sự xuất hiện bất kỳ sự trái ngược nào trong mối quan hệ khối lượng và giá cả đưa ra nhiều tín hiệu hữu ích rằng một sự đảo ngược trong xu hướng đang diễn ra. Các chứng cứ bổ sung thì đặc biệt hữu ích khi mà hành động của chỉ số giá tự chúng không đi đến kết luận.

1.4.3 Lý thuyết sóng Elliot

Ralgh Nelson Elliot (1871-1984) được xem là người đầu tiên ứng dụng chuổi Fibonacci như một công cụ phân tích đầu tư đáng tin cậy để phát triển lý thuyết sóng mang tên mình.

1.4.3.1 Mô hình cơ bản

Sóng 1 (sóng tiến): Một sóng đi lên nằm trong xu hướng tăng.

Sóng 2 (sóng lùi): Một sóng đi xuống ngược với xu hướng đi lên của sóng chính. Sau khi giá tăng lên đáng kể, các nhà đầu tư nhận ra rằng thị trường đã mua quá mức. Cùng thời gian này, sóng 2 tạo ra khi những người mua ban đầu quyết định chốt lời trong khi những người mới tham gia bắt đầu vào vị thế bán. Giá bị đảo chiều, nhưng nói chung không vượt quá xu hướng đi lên ban đầu đã thu hút người mua tại sóng 1.

Hình 1.7: Mẫu hình sóng Elliot cơ bản

Sóng 3 (sóng tiến): một sóng đi lên nằm trong xu hướng đi lên của sóng chính. Thông thường sóng 3 là một sóng lớn và sẽ bao gồm 5 sóng nhỏ, sóng 3 thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ, khi một số lượng lớn các nhà đầu tư trong sóng 2 nắm được cơ hội mua. Với một số lượng lớn người mua làm cho giá vượt cả đỉnh được tạo lập tại sóng 1.

Sóng 4 (sóng lùi): Một sóng thứ cấp đi xuống ngược với xu hướng đi lên của sóng chính. Người mua bắt đầu mệt mỏi và muốn thu hồi lợi nhuận nhằm phản ứng với tín hiệu mua quá mức. Nói chung, vẫn có một số lượng đáng kể người mua, vì thế sự sụt giá ở đây là tương đối thấp.

Sóng 5 (sóng tiến): Một sóng thứ cấp đi lên nằm trong xu hướng đi lên của sóng chính. Sóng 5 thể hiện chuyển động sóng cuối cùng trong chuổi sóng này. Tại điểm này, toàn bộ người mua bị hút nhiều bởi sự ham muốn bởi các tín hiệu cơ bản để mua, và đẩy giá lên cao bất thường. Sự lên giá này tạo nên một sóng chuyển động cao hơn trước khi một sự đảo chiều xuất hiện. Mức đỉnh trong sóng 5 thường xảy ra đồng thời cùng với sự phân kỳ của trong chỉ số RSI

Sóng A: Sự điều chỉnh để phục hồi. Sóng A xuất hiện một sự điều chỉnh cho phục hồi

Sóng B: Điều chỉnh thị trường giá xuống. Sóng B có xu hướng tạo nên một cơ hội để bán khi các nhà đầu tư khác thu về lợi nhuận trong quá trình kinh doanh vị thế mua hoặc để thoát khỏi vị thế mua của họ.

Sóng C: Xác nhận sự phục hồi đã kết thúc. Sóng C là sóng cuối cùng của chu kỳ. Tại điểm này, sóng 3 thường phá vỡ đường chống đỡ chính và hầu hết các thông số của phân tích kỹ thuật đều xác định rằng sự phục hồi đã kết thúc.

1.4.3.2 Sóng trong sóng

Thị trường lên có 5 sóng: 3 sóng chính và 2 sóng phụ. Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ. Sóng phụ thì chia làm 3 sóng nhỏ

Thị trường xuống vẫn có 3 sóng: 2 sóng chính và 1 sóng phụ. Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ, sóng phụ chỉ chia ra làm 3 sóng nhỏ.

1.4.3.3 Nguyên tắc đếm sóng

 Bước sóng 2 không được lùi quá 100% bước sóng 1  Sóng 4 không được lùi về mức cao nhất của sóng 1  Sóng 3 phải là sóng tiến dài nhất.

1.4.4 Lý thuyết Fibonacci

Dãy số Fibonacci: 1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,…

Quy luật của dãy số:

Dãy số Fibonacci tuân theo công thức: P(n)=P(n-1) +P(n-2)

Nếu lấy 3 số bất kỳ liền kề nào, thì chênh lệch giữa bình phương số ở giữa tích của 2 số ở 2 bên luôn bằng 1. Nếu lấy 4 số bất kỳ liền kề nào thì tích của 2 số ngoài cùng luôn lớn hơn hoặc nhỏ hơn tích của 2 số ở giữa 1 đơn vị

Tổng số của 10 số bất kỳ kế tiếp nào sẽ luôn luôn bằng với tích của số thứ 7 của dãy 10 số này nhân với 11. Tỉ số giữa những số cạnh nhau luôn có xu hướng tiến về một hằng số là 0.618 gọi là “phi”

Nghịch đảo của số này hoặc 1+ “phi” có giá trị 1.618.

0,618 và 1.618 có ý nghĩa gì?

Cánh của những bông hoa, vỏ ốc, quĩ đạo của những hành tinh và chức năng sinh lý con người… đều liên quan chặt chẽ đến những số này.

Nếu như tỉ số Fibonacci rất phổ biến trong tự nhiên thì nó cũng sẽ có ý nghĩa trong thị trường tài chính, nơi mà cuối cùng vẫn là sự phản ánh hành vi tự nhiên của con người.

Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, tỷ số Fibonacci thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, Arcs, Fans, và Time Zones.

Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn.

1.4.5 Đồ thị nến Nhật (candle stick)

Hình 1.8: Nến Nhật

Ứng dụng của nến Nhật

 Nắm bắt được tâm lý của thị trường, trả lời cho câu hỏi: “Thị trường đang nghĩ gì?”

 Biểu diễn được nhiều hành động giá khác nhau, từ đó xác định được xu hướng giá sẽ được củng cố hoặc sắp có sự đảo chiều.

 Kết hợp với các công cụ PTKT khác, giúp xác định tốt điểm vào và thoát khỏi vị thế giao dịch.

1.4.6 Các công cụ chỉ báo khác

1.4.6.1 Đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng cho thấy một thay đổi nhất quán trong biến động giá (có ý nghĩa là

thay đổi trong kỳ vọng nhà đầu tư).

1.4.6.2 Đường trung bình di động (Moving Average)

Khoảng thời gian phổ biến được dùng trong trung bình trược là 10, 20, 50, 200.

Trong xu hướng giá lên, đường SMA ngắn hạn phải nằm trên đường SMA dài hạn, và giá hiện tại phải nằm trên đường SMA.

Mua vào khi đường xu hướng mạnh hướng trở lại đường trung bình trượt Mua vào tại điểm cắt nhau của các đường MA

1.4.6.3 Dãi băng Bollinger (Bollinger bands)

Một đường trung bình di động 20 kỳ.

Một đường thể hiện 2 độ lệch chuẩn nằm phía dưới của đường MA 20 chu kỳ.

Khi giá chạm vào đường biên độ trên, thị trường được xem là quá mua (overbought), ngược lại tại biên độ dưới là quá bán (oversold)

Khi dãi Bollinger bị thu hẹp thì đó là tín hiệu cho thấy giá cả sắp có một đợt bức phá.

1.4.6.4 Momentum

Chỉ số momentum đo lường tốc độ thay đổi giá, được sử dụng như một chỉ báo sự thay đổi trong xu hướng giá.

Đường momentum cắt đường 0 ở phía trên thì mua vào và ở phía dưới thì bán ra. Momentum phát huy tốt ở thị trường mà giá cả biến động theo xu hướng.

1.4.6.5 Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index)

RSI chính là đường momentum được cải biến. RSI làm mượt đường momentum bằng công thức: RSI = 100 – [100/(1+RS)]

RS = Giá đóng cửa trung bình các ngày tăng trong x ngày/Giá đóng của các ngày giảm trong x ngày (thông thường chọn x = 14)

RSI có giá trị từ 0 tới 100, giá trị này phản ánh tương quan sức mạnh giữa bên mua và bên bán. RSI có 2 mức ngưỡng: 30 (oversold) và 70 (overbought), và khi RSI trên 50 thể hiện giá lên và dưới 50 thể hiện giá xuống.

1.4.6.6 Đường trung bình di động hội tụ - phân kỳ (MACD)

Công cụ MACD bao gồm:

Đường MACD (MACD line): được tạo ra bởi sự chênh lệch giữa đường trung bình di động sang bằng mũ (EMA) 12 kỳ và 26 kỳ.

Đường tín hiệu(MACD signal line): là đường EMA 9 kỳ của đường MACD.

Biểu đồ MACD (MACD Histogram): thể hiện sự chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu.

Khi đướng MACD ở trên đường tín hiệu thì biểu đồ MACD là dương, ngược lại ở dưới là âm.

Lưu ý: Tín hiệu mua vào xuất hiện khi hình thành sự phân kỳ dương và biểu đồ MACD

vượt trên đường 0. Tín hiệu bán ra khi hình thành sự phân kỳ âm và biểu đồ MACD xuống dưới đường 0.

Nếu xu hướng dài hạn đang tăng, chỉ xem xét những phân kỳ dương và đường MACD- H vượt qua đường 0. Nếu xu hướng dài hạn đang giảm, chỉ xem xét những phân kỳ âm và đường MACD-H xuống dưới đường 0.

1.5 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ – ĐỊNH LƯỢNG 1.5.1 Bản chất của phân tích dữ liệu

Dữ liệu chỉ là các số liệu thô và bản thân chúng không phải là tri thức. Trình tự đi từ

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại CTCP Bảo Minh.pdf (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)