Đánh giá mô hình sàn lọc cổ phiếu

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại CTCP Bảo Minh.pdf (Trang 43)

Trong giới hạn phạm vi tiếp cận mô hình ở dạng tổng quát. Do đó, khó có thể nhận xét được mức độ chính xác của mô hình mà chỉ quan tâm đến tính ứng dụng thực tế của mô hình

Ƣu điểm:

Với mục đích là để sàn lọc cổ phiếu thì có thể nói rằng mô hình này đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để sàn lọc cổ phiếu mà Bảo Minh đề ra khi thực hiện đầu tư những cổ phiếu niêm yết đó là: chọn lọc những cổ phiếu của những công ty có tình hình hoạt động kinh doanh tốt và cổ phiếu này phải có tính thanh khoản cao.

Các biến trong mô hình là những biến dễ dàng thu thập trên thị trường

Nhƣợc điểm

Vì đây chỉ là bước sơ lọc cổ phiếu để tiến hành phân tích chi tiết nên việc đánh giá mô hình này sẽ chú trọng hơn trong việc là mô hình này đã bỏ qua những cổ phiếu tốt nào. Đó có thể là cổ phiếu của những công ty có tình hình hoạt động kinh doanh trong hiện tại không khả quan cho lắm. Tuy nhiên, lại có tiềm năng rất lớn để phát triển trong tương lai.

Và sẽ là rủi ro nếu phải lựa chọn những cổ phiếu không có tính minh bạch cao, không được thị trường biết đến nhiều. Do đó, tôi nghĩ mô hình này đã chưa có một yếu tố nào để sàn lọc ra những cổ phiếu có tính minh bạch tốt.

Một thực tế nữa là có nhiều công ty hoạt động tốt trong hiện tại nhưng chưa chắc sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai.

2.2.3 Quy trình đầu tƣ cổ phiếu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh

Hình 2.2: Quy trình đầu tư cổ phiếu

Nguồn: Bảo Minh

1 2 3 4 5 6 7 Chuyên viên đầu tư

Phó Giám Đốc Đầu tư Giám Đốc Đầu Tư Ban Điều Hành Ban Đầu tư Phó Giám Đốc Đầu tư Chuyên viên đầu tư

Quy chế đầu tư

Quy chế đầu tư

Quy chế đầu tư

Quy chế đầu tư, các qui định

pháp luật có liên quan

Qui chế đầu tư

Quy chế đầu tư Thu thập thông tin, phân tích,

đánh giá các cơ hội mua, bán CP, CCQ, lập tờ trình Phó GĐ Đầu tư Trình phó GĐ Đầu tư Trình GĐ đầu tư Trình BĐH, HĐQT Tiến hành thủ tục mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ

Theo dõi, phân tích, nhận định danh mục đầu tư định kỳ hàng

tháng, hàng quý

2.2.4 Đánh giá quy trình đầu tƣ cổ phiếu Ƣu điểm:

Qua quy trình này ta thấy sự chặt chẽ của quá trình ra quyết định. Một quyết định mua, bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được thực hiện thì phải qua đề suất của chuyên viên phân tích, quyết định của Phó Giám Đốc Đầu Tư, Giám Đốc Đầu Tư, Ban Điều hành.

Quy trình cũng đã phân định quyền hạn và trách nhiệm một cách rõ ràng, từ việc phân tích, ra quyết định và thực hiện việc đầu tư.

Trong cụ thể từng quy trình cũng đã liệt kê chi tiết những điều cần phải phân tích.

Nhƣợc điểm:

Mặc dù quy trình đầu tư cổ phiếu của công ty đã đáp ứng được những mục đích nhất định. Tuy nhiên, theo tôi thì mô hình vẫn còn nhiều chổ chưa chặt chẽ.

Nhược điểm dễ nhận thấy của quy trình này trước hết là, vì sự chặt chẽ trong quá trình phân tích và ra quyết định nên quy trình này nhiều khi sẽ bỏ qua nhiều cơ hội mua bán tốt khi mà giá cổ phiếu của các công ty liên tục biến đổi trên thị trường

Trong quy trình này chưa phân định rõ ràng khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành một công đoạn trong quy trình.

Trong bước 5 khi được BGĐ và HĐQT đồng ý mua bán cổ phiếu thì Phó Giám Đốc Đầu tư tiến hành thủ tục mua, bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên có một thực tế được đặt ra ở đây là: Nếu công ty không thực hiện thành công công việc mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thì hướng giải quyết sẽ như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho công ty không thể giao dịch được như: Giá cổ phiếu của công ty mà công ty đang định đầu tư đã tăng vượt quá giá mà chuyên viên đầu tư đề xuất, hay trong thời gian chờ quyết định được đầu tư thì giá đã biến đổi.

Giá cổ phiếu đó có thể không mua được trên sàn vì lý do thanh khoản, khi đó có nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khác cũng tranh mua cổ phiếu này làm cho cổ phiếu này dư trần liên tục và bên bán thì lệnh đặt ra khá thưa thớt. Đến khi có khả năng mua được cổ phiếu thì giá cũng đã tăng vượt khỏi giá giới hạn được đề xuất đầu tư. Hoặc đăng ký tham gia đấu giá không thành công

Về phần Tài liệu viện dẫn/Biểu mẫu: ngoài quy chế đầu tư ra các bước trong quy trình nên có thêm các quy định của pháp luật liên quan để các khoản đầu tư có tính pháp lý một cách rõ ràng.

Các ứng dụng của phân tích kỹ thuật tuy được sử dụng nhưng không được đề cập trong quy trình.

2.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI BẢO MINH

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của BMI từ 2005 đến 2009

Nguồn số liệu: BCTC đã được kiểm toán của BMI các năm 2005 - 2009

Biểu đồ trên thể hiện các số liệu thống kê về các khoản lợi nhuận của Bảo Minh từ 2005 đến 2009. Qua các năm trên thì lợi nhuận ĐTTC luôn chiếm phần lớn trong lợi nhuận của Bảo Minh. Dễ dàng nhận thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm không ổn định qua các năm.

Bên cạnh lợi nhuận từ HĐ KDBH không mang lại kết quả cao thập chí còn bị lỗ nặng trong những năm 2007, 2008, 2009 thì lợi nhuận ĐTTC lại đóng vai trò bù lỗ cho doanh nghiệp để duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm.

Qua biểu đồ cũng có thể nói doanh nghiệp đang đầu tư vào những tài sản mang tính rủi ro thấp và tỷ suất sinh lợi thường cố định. Biểu hiện rõ nhất là trong năm 2008 khi mà khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra đã làm cho rất nhiều công ty hoạt động trong ngành tài chính bị lỗ, nhưng Bảo Minh vẫn duy trì được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính.

Cùng với sự giảm lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính cũng giúp cho doanh nghiệp duy trì được tăng trưởng dương trong lợi nhuận trong các năm từ 2005 đến 2009.

Trong giai đoạn 2005 đến 2009 thì lợi nhuận từ hoạt động đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng trong lợi nhuận chung của cả doanh nghiệp. Trong khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang đóng vai trò thu hút một lượng lớn nguồn vốn thì hoạt động đầu tư tài chính lại có vai trò là đem khoản vốn này đi đầu tư sinh lời.

Dự báo trong tương lai khi mà các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm dần và bắt đầu sinh lời thì hoạt động đầu tư tài chính không còn đem lại khoản lợi nhuận để bù lỗ mà sẽ góp phần tăng thêm lợi nhuận chung của BMI.

Tóm lại, Bảo Minh là một Tổng công ty cổ phần có quá trình hình thành và phát triển khá lâu đời trong ngành bảo hiểm. Cùng với sự phát triển của công ty thì hoạt động đầu tư tài chính cũng ngày càng được chú trọng. Bên cạnh những thành quả mà công ty đã được thì vẫn còn đó những chổ chưa được hoàn thiện.

Để xây dựng và phát triển Bảo Minh thành một Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam họat động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có thương hiệu, có uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm thì Bảo Minh nên cần hoàn thiện hơn trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính.

CHƢƠNG 3

CÁC ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ

3.1 ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA BẢO MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

Sáu mục tiêu chiến lược mà Bảo Minh triển khai thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 là:

 Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu của thị trường bảo hiểm Việt Nam, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm.  Tuân thủ nguyên tắc hoạt động lấy mục tiêu “Hiệu quả - Tăng trưởng – Đổi mới” làm nòng cốt.

 Hướng mọi hoạt động của chúng ta vào việc phục vụ khách hàng với phương châm “Bảo Minh – Tận tình phục vụ”.

 Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới với mục tiêu quản lý tập trung, dịch vụ theo địa bàn.

 Tăng cường và thúc đẩy mạnh việc tận dụng công nghệ thông tin (CNTT), xem CNTT là then chốt trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

 Xây dựng thương hiệu và văn hóa Bảo Minh theo hướng “nội bộ đoàn kết – thương hiệu thống nhất” để nâng tầm thương hiệu và khả năng phục vụ của Bảo Minh.

3.2 ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ

3.2.1 Đề xuất về quy trình đầu tƣ cổ phiếu

Quy trình đầu tư cổ phiếu tại Ban đầu tư – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã đáp ứng đầy đủ các bước cần thiết tuy nhiên thuyết nghĩ quy trình cần hoàn thiện những điểm sau đây cho đầy đủ hơn

Thứ nhất, nên quy định khoản thời gian cụ thể để kết thúc một giai đoạn trong quy trình. Điều này là rất cần thiết trong thực tế, nó nói lên được trách nhiệm của các cấp trong việc phân tích ra quyết định và thực hiện đầu tư.

Thứ hai, quy trình cũng nên đề cập đến hướng giải quyết khi thực hiện không được giao dịch mua bán những cổ phiếu chứng chỉ quỹ mà công ty đã quyết định mua bán.

Về tài liệu viện dẫn thì cũng nên đưa thêm phần những quy định của pháp luật có liên quan từ bước thu thập thông tin, phân tích đánh giá cơ hội mua bán.

Vì mô hình này chỉ cho biết được những đặc điểm của cổ phiếu trong quá khứ và hiện tại chứ chưa có khả năng dự báo trong tương lai. Do đó, thuyết nghĩ nên bỏ thêm vào mô hình này những biến có thể dự báo được trong tương lai thông qua những số liệu quá khứ của các công ty.

Chẳng hạn, thống kê những số liệu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) qua các năm từ đó tính được giá trị tăng trưởng trung bình của trong EPS, khi đó chúng ta có thể tính được giá trị dự đoán trong tương lai.Với giá trị EPS dự đoán tương đối trong tương lai này, tôi nghĩ đây cũng sẽ là một tiêu chí quan trọng để sàn lọc cổ phiếu.

Nên ưu tiên những công ty có tính minh bạch cao bằng cách tính điểm cao hơn những công ty do các tổ chức kiểm toán có uy tín thực hiện kiểm toán như: Price Waterhouse Coopers, Ernst & Young, KPMG, Deloitte

3.2.3 Đề xuất ứng dụng phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật đã được công ty (các chuyên viên phân tích cũng như Phó Giám Đốc) áp dụng khi thực hiện giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, việc ứng dụng cũng chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân và chưa được công nhận một cách thống nhất.

Do đó, thuyết nghĩ nên xem xét đưa phân tích kỹ thuật vào quy trình đầu tư như là một phần không thể thiếu trong tờ trình.

Có thể ứng dụng phân tích kỹ thuật để phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phân tích ngành phân tích kỹ thuật cũng có thể được dùng để phân tích giá cả các loại hàng hóa được giao trên thế giới chẳng hạn: giá dầu, giá café, giá cao su, giá vàng…

3.2.4 Đề xuất xây dựng mô hình định giá cổ phiếu bằng phƣơng pháp thống kê, định lƣợng

Theo quy luật số đông thì thị trường luôn phản ánh đúng các giá trị hiện tại. Tuy nhiên, nếu xét cá thể mỗi cổ phiếu thì sẽ còn tồn tại những cổ phiếu mà giá chưa phản ánh được giá trị của nó.

Do đó, cần xây dựng một mô hình định giá chung cho cả thị trường, từ đó đánh giá từng cổ phiếu dựa vào mô hình chung này.

Chẳng hạn: xây dựng một mô hình kinh tế lượng có dạng

P = β1*EPS +β2*Bookvalue +β3*KLTB 10days + β4*Ngành + β5*KLCP +….

3.2.4.1 Xây dựng mô hình

Để xây dựng mô hình này, chúng ta sẽ lấy số liệu của những công ty đã niêm yết trên một năm, khoảng thời gian mà tôi nghĩ là đủ để thị trường điều chỉnh giá cổ phiếu về mức “hợp lý”

Ứng dụng SPSS để khai báo các thuộc tính của các biến trong mô hình.

Sau khi đã thử khá nhiều biến và loại những biến không có ý nghĩa thống kê. Những biến còn lại sau khi loại là: EPS: thu nhập trên mỗi cổ phần, KL10days: khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày, Bookvalue: Giá trị sổ sách, Nganh: Ngành nghề hoạt động, KLCP: khối lượng cổ phiếu lưu hành

Hình 3.1: Khai báo các biến

Tiến hành nhập liệu của 333 công ty có thời gian niêm yết trên sàn trên một năm, dữ liệu này là dữ liệu ngày 22/04/2010 của www.stox.vn

Sau khi nhập liệu xong, chúng ta sẽ chạy hồi quy để xác định được các tham số β của mô hình

Hình 3.2: Giao diện nhập liệu

3.2.4.2 Kết quả:

Bảng 3.1: Coefficients1

Lần chạy đầu tiên ta thấy giá trị Sig của biến NGANH NGHE là 0.336 lớn hơn 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê.

Loại biến NGANH NGHE và tiến hành chạy lại ta được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Model Summary Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .784a .614 .609 14491.092

a. Predictors: (Constant), KLCP, EPS, GTSOSACH, KLTB 10NGAY

Bảng 3.3: ANOVA

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 1.060E11 4 2.650E10 126.201 .000a

Residual 6.657E10 317 2.100E8

Total 1.726E11 321

a. Predictors: (Constant), KLCP, EPS, GTSOSACH, KLTB 10NGAY b. Dependent Variable: GIA

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 5007.091 2566.469 1.951 .052 EPS 4.040 .263 .624 15.343 .000 .735 1.360 KLTB 10NGAY .007 .003 .097 2.400 .017 .744 1.344 GTSOSACH .714 .114 .252 6.281 .000 .755 1.325 NGANH NGHE 193.733 201.058 .034 .964 .336 .986 1.014 KLCP 4.737E-5 .000 .108 2.708 .007 .760 1.315

Bảng 3.4: Coefficients 2

Ta thấy các giá trị Sig của các biến đều thấp hơn 0.05 nên các biến trên đều có ý nghĩa thống kê.

Vì các giá trị VIF của tất cả các biến nhỏ hơn 10 nên có thể nói là không xảy ra hiện tượng đa công tuyến ở đây.

Với kết quả trên ta có phương trình của mô hình định giá ở đây là

Theo quy luật số đông, nhìn trên tổng thể thì giá cổ phiếu đã được điều chỉnh về mức hợp lý, nhưng nếu xét theo từng cá thể thì sẽ tồn tại nhiều cổ phiếu có giá chưa hợp lý do thị trường hoạt động không hiệu quả

3.2.4.3 Áp dụng mô hình:

Vì các biến của mô hình có thể thay dõi theo thời điểm khác nhau nên các hệ số β của mô hình sẽ thay đổi theo những thời điểm khác nhau. Do đó, hàng ngày chúng ta lại phải xây dựng lại mô hình, tuy nhiên nhờ áp dụng máy vi tính thì điều này không tốn nhiều thời gian.

Từ những dữ liệu: EPS, khối lượng trung bình 10 ngày, giá trị sổ sách và số lượng cổ phiếu phát hành của các cổ phiếu cần định giá thế vào phương trình trên để có được một mức giá theo mô hình.

Mức giá này có thể khác với giá hiện tại trên thị trường, cao hoặc thấp hơn. Để từ đó ta có thể đánh giá rằng theo mô hình này thì cổ phiếu của công ty đó đang bị định giá cao

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại CTCP Bảo Minh.pdf (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)