Lý thuyết sóng Elliot

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại CTCP Bảo Minh.pdf (Trang 28 - 31)

Ralgh Nelson Elliot (1871-1984) được xem là người đầu tiên ứng dụng chuổi Fibonacci như một công cụ phân tích đầu tư đáng tin cậy để phát triển lý thuyết sóng mang tên mình.

1.4.3.1 Mô hình cơ bản

Sóng 1 (sóng tiến): Một sóng đi lên nằm trong xu hướng tăng.

Sóng 2 (sóng lùi): Một sóng đi xuống ngược với xu hướng đi lên của sóng chính. Sau khi giá tăng lên đáng kể, các nhà đầu tư nhận ra rằng thị trường đã mua quá mức. Cùng thời gian này, sóng 2 tạo ra khi những người mua ban đầu quyết định chốt lời trong khi những người mới tham gia bắt đầu vào vị thế bán. Giá bị đảo chiều, nhưng nói chung không vượt quá xu hướng đi lên ban đầu đã thu hút người mua tại sóng 1.

Hình 1.7: Mẫu hình sóng Elliot cơ bản

Sóng 3 (sóng tiến): một sóng đi lên nằm trong xu hướng đi lên của sóng chính. Thông thường sóng 3 là một sóng lớn và sẽ bao gồm 5 sóng nhỏ, sóng 3 thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ, khi một số lượng lớn các nhà đầu tư trong sóng 2 nắm được cơ hội mua. Với một số lượng lớn người mua làm cho giá vượt cả đỉnh được tạo lập tại sóng 1.

Sóng 4 (sóng lùi): Một sóng thứ cấp đi xuống ngược với xu hướng đi lên của sóng chính. Người mua bắt đầu mệt mỏi và muốn thu hồi lợi nhuận nhằm phản ứng với tín hiệu mua quá mức. Nói chung, vẫn có một số lượng đáng kể người mua, vì thế sự sụt giá ở đây là tương đối thấp.

Sóng 5 (sóng tiến): Một sóng thứ cấp đi lên nằm trong xu hướng đi lên của sóng chính. Sóng 5 thể hiện chuyển động sóng cuối cùng trong chuổi sóng này. Tại điểm này, toàn bộ người mua bị hút nhiều bởi sự ham muốn bởi các tín hiệu cơ bản để mua, và đẩy giá lên cao bất thường. Sự lên giá này tạo nên một sóng chuyển động cao hơn trước khi một sự đảo chiều xuất hiện. Mức đỉnh trong sóng 5 thường xảy ra đồng thời cùng với sự phân kỳ của trong chỉ số RSI

Sóng A: Sự điều chỉnh để phục hồi. Sóng A xuất hiện một sự điều chỉnh cho phục hồi

Sóng B: Điều chỉnh thị trường giá xuống. Sóng B có xu hướng tạo nên một cơ hội để bán khi các nhà đầu tư khác thu về lợi nhuận trong quá trình kinh doanh vị thế mua hoặc để thoát khỏi vị thế mua của họ.

Sóng C: Xác nhận sự phục hồi đã kết thúc. Sóng C là sóng cuối cùng của chu kỳ. Tại điểm này, sóng 3 thường phá vỡ đường chống đỡ chính và hầu hết các thông số của phân tích kỹ thuật đều xác định rằng sự phục hồi đã kết thúc.

1.4.3.2 Sóng trong sóng

Thị trường lên có 5 sóng: 3 sóng chính và 2 sóng phụ. Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ. Sóng phụ thì chia làm 3 sóng nhỏ

Thị trường xuống vẫn có 3 sóng: 2 sóng chính và 1 sóng phụ. Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ, sóng phụ chỉ chia ra làm 3 sóng nhỏ.

1.4.3.3 Nguyên tắc đếm sóng

 Bước sóng 2 không được lùi quá 100% bước sóng 1  Sóng 4 không được lùi về mức cao nhất của sóng 1  Sóng 3 phải là sóng tiến dài nhất.

1.4.4 Lý thuyết Fibonacci

Dãy số Fibonacci: 1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,…

Quy luật của dãy số:

Dãy số Fibonacci tuân theo công thức: P(n)=P(n-1) +P(n-2)

Nếu lấy 3 số bất kỳ liền kề nào, thì chênh lệch giữa bình phương số ở giữa tích của 2 số ở 2 bên luôn bằng 1. Nếu lấy 4 số bất kỳ liền kề nào thì tích của 2 số ngoài cùng luôn lớn hơn hoặc nhỏ hơn tích của 2 số ở giữa 1 đơn vị

Tổng số của 10 số bất kỳ kế tiếp nào sẽ luôn luôn bằng với tích của số thứ 7 của dãy 10 số này nhân với 11. Tỉ số giữa những số cạnh nhau luôn có xu hướng tiến về một hằng số là 0.618 gọi là “phi”

Nghịch đảo của số này hoặc 1+ “phi” có giá trị 1.618.

0,618 và 1.618 có ý nghĩa gì?

Cánh của những bông hoa, vỏ ốc, quĩ đạo của những hành tinh và chức năng sinh lý con người… đều liên quan chặt chẽ đến những số này.

Nếu như tỉ số Fibonacci rất phổ biến trong tự nhiên thì nó cũng sẽ có ý nghĩa trong thị trường tài chính, nơi mà cuối cùng vẫn là sự phản ánh hành vi tự nhiên của con người.

Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, tỷ số Fibonacci thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, Arcs, Fans, và Time Zones.

Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn.

1.4.5 Đồ thị nến Nhật (candle stick)

Hình 1.8: Nến Nhật

Ứng dụng của nến Nhật

 Nắm bắt được tâm lý của thị trường, trả lời cho câu hỏi: “Thị trường đang nghĩ gì?”

 Biểu diễn được nhiều hành động giá khác nhau, từ đó xác định được xu hướng giá sẽ được củng cố hoặc sắp có sự đảo chiều.

 Kết hợp với các công cụ PTKT khác, giúp xác định tốt điểm vào và thoát khỏi vị thế giao dịch.

1.4.6 Các công cụ chỉ báo khác

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại CTCP Bảo Minh.pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)