Thuế và cổ đông lớn:

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 68 - 71)

Công ty cổ phần khi chi trả cổ tức có thể thực hiện bằng các hình thức như: cho trả cổ tức bằng tiền mặt, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc sử dụng hỗn hợp, vừa chi trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu. Theo quy định tại khoản 2 điều 6, Luật thuế TNCN thì cổ tức nhận được bằng cổ phiếu phải quy đổi ra tiền theo giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm cổ đông nhận chi trả. Như vậy, việc phân tích lợi ích giữa việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu trong thời gian tới sẽ là vấn đề mà các công ty cổ phần cần phải xem xét.

Qua kết quả này, với giả định cổ đông không thực hiện bán cổ phiếu nhận được mà giữ lại, rõ ràng việc chi trả cổ tức bằng cao gấp năm lần so với chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Khi quyền quản lý và quyền sở hữu tách rời, chi phí đại diện sẽ hình thành, lợi ích của nhà điều hành và chủ sỡ hữu có nhiều điểm không trùng khớp với nhau. Nếu quyền sở hữu phân tán, người quản lý có lẽ sẽ dễ dàng quyết định hoạt động của công ty. Nếu quyền sở hữu tập trung, các quyết định dễ thuộc về các cổ đông lớn hơn. Cổ đông lớn đương nhiên nắm giữ sự sống còn của công ty và đương nhiên họ có xu hướng muốn nắm bắt mọi vấn đề lớn của công ty. Vì vậy, sở thích, mục tiêu của các cổ đông lớn hoặc các nhóm cổ đông lớn là rất quan trọng và rất có trọng lượng. Nó ảnh hưởng đến các chính sách của công ty và việc thực thi các chính sách ấy như thế nào, trong đó có chính sách cổ tức. Hiện nay ở Việt Nam các cổ đông lớn có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách cổ tức của công ty. Cũng giống các nước khác, cổ đông lớn ở Việt Nam hiện cũng có loại loại là cổ đông lớn tổ chức và cổ đông lớn là cá nhân. Các cổ đông lớn ở các nước phát triển là các tổ chức là các quỹ tương hỗ, các tổ chức phi lợi nhuận. Thay vào đó, ở Việt Nam, Nhà nước nắm vai trò cổ phiếu sẽlàm giảm lợi ích của cổ đông, cụ thể cổ đông phải nộp thuế TNCN là cổ đông lớn ở nhiều công ty. Đây chính là các cổ đông miễn nhiễm với chính sách thuế thu nhập mới bởi vì họ không bị đánh thuế trên lãi vốn và cổ tức. Số lượng cổ đông lớn là tổ chức ở Việt Nam chiếm một lượng đáng kể khi mà đa số các công ty lớn hiện nay có nguồn gốc là công ty nhà nước được cổ

phần hóa. Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam đã cổ phần hóa hơn 4.000 doanh nghiệp nhà nước. Theo kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đãđược Thủ tướng Chính phủ thông qua, từ năm 2007 đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), trong đó năm 2007 phải cổ phần hóa 550 doanh nghiệp (khoảng 20 tổng công ty), số còn lại sẽ thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2009, một số công ty và số ít doanh nghiệp chưa cổ phần hóa được sẽ thực hiện trong năm 2010. Đến cuối tháng 3/3008, trong tổng số 150 công ty niêm yết trên sàn HOSE thì:

- Có khoảng 37 công ty (chiếm khoảng 24,7%) có tỷ lệ sở hữu Nhà nước nắm giữ từ 50% trở lên. Ví dụ: BMC(51%), BPC (50%), 51% (CLC), DPM (60,05%), DPR (60%), DQC (51%), DRC (50,5%), DXP (51%), DXV (65,81%), HMC (68,52%),…

- Có 34 công ty (chiếm khoảng 22,7%) có Nhà nước nắm giữ tỷ lệ từ 20%-50%. - Chỉ có 45 công ty (chiếm khoảng 30%) không có tỷ lệ Nhà nước nắm giữ. - Còn lại là 37 công ty có tỷ lệ Nhà nước nắm giữ <20% .

Các công ty nhà nước khi chưa có đạo luật thuế ban hành thì vẫn duy trì một chính sách trả cổ tức cao, ngay cả khi luật thuế ban hành thì việc miễn nhiễm với thuế thì xu hướng trả cổ tức cao của các công ty mà cổ đông nhà nước do đó có thể tình hình chi trả cổ tức của các công ty này không thay đổi khi có luật thuế mới ban hành.

Thực tế ở nước Mỹ cho thấy các công ty có cổ đông lớn là các tổ chức thường chi trả cổ tức cao hơn so với các công ty có các cổ đông lớn là các cá nhân.Ở biểu đồ dưới ta có thể thấy ở Mỹ phần trăm chi trả cổ tức trên doanh số bán được của các công ty có cổ đông lớn là tổ chức cao hơn so với phần trăm chi trả cổ tức trên doanh số của các công ty có cổ đông lớn là các cá nhân. Cụ thể các công ty có các tổ chức nắm quyền chi phối có mức chi trả cổ tức trên doanh số biến động trong khoản 1.8% so với các công ty có các cá nhân nắm quyềnchi phối chỉ biến động trong khoản 1.2%.

Ngoài các cổ đông lớn là nhà nước thì còn có một bộ phận lớn các công ty niêm yết ở thị trường chứng khóan Việt Nam các công ty có cổ đông lớn nắm giữ là các cá nhân, nhóm cá nhân mà cụ thể là các công ty gia đình trước kia bây giờ đã cổ phần hóa và những người sáng lập ra công ty này vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn cổ phần, ngoài ra là các cổ đông nước ngoài là các đối tác chiến lược của các công ty. Đây chính là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất của luật thuế mới vừa ban hành, với mức thuế đóng trên cổ tức là 5% so

với mức thuế trên lãi vốn là 20% hoặc 0.1% trên giá bán thì khi xem xét mức chi trả cổ tức thích hợp là bao nhiêu khi mà việc tác động bởi thuế khiến cho các cơ hội đầu tư của các công ty trong tương lai bây giờ phải đòi hỏi có một tỷ suất sinh lợi cao hơn trước kia của nguồn lợi nhuận giữ lại. Hiện nay việc chi trả cổ tức của các công ty không được xem xét trong mối quan hệ với các cơ hội đầu tư trong tương lai, tuy nhiên khi mà thuế có hiệu lực thi hành thì theo tính tóan và việc lựa chọn thuế trên lãi vốn là 0.1% trên giá bán so với mức thuế thu nhập cổ tức là 5% thì chỉ cần công ty có các dự án đầu tư đem về tỷ suất sinh lợi trung bình khoản 15% thì việc giữ lại lợi nhuận không chi trả cổ tức hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng sẽ đem lại một mức lời cao hơn cho nhà đầu tư. Lúc này các cổ đông lớn là các cá nhân sẽ được lợi hơn và vai trò của cổ đông lớn ngày càng lớn trong chính sách cổ tức của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Qua tổng hợp số liệu chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây, kết luận rút ra là phần lớn các công ty lựa chọn tỷ lệ chia cổ tức khá ổn định, từ 10%-20%. Tuy nhiên, việc ra quyết định cổ tức của các công ty cổ phần Việt Nam vẫn còn mang nặng nội dung phát tín hiệu đến nhà đầu tư, hoặc mang tính chất PR cho doanh nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản và sự hấp dẫn khi doanh nghiệp phát hành mới.

Chương II cũng đi sâu vào việc phân tích, đánh giá các yếu tố tác động lên việc lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trong thời gian qua. Điều này sẽ giúp ích cho các công ty niêm yết nói riêng, các công ty cổ phần nhìn nhận, đánh giá các kết quả trong quá khứ và cả những định hướng lựa chọn chính sách cổ tức trong thời gian tới.

Hệ thống Thuế thu nhập ở Việt Nam trong năm 2009 có nhiều thay đổi đáng kể. Việc giảm thuế suất thuế TNDN sẽ làm thu nhập sau thuế của doanh nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức và lãi vốn chứng khoán lần đầu được áp dụng sẽ có tác động làm giảm thu nhập thực nhân của nhà đầu tư. Nghiên cứu sự khác nhau giữa thuế suất đánh trên cổ tức và lãi vốn, việc quy định hai cách đánh thuế khác nhau đối với lãi vốn có thể giúp các giám đốc tài chính tìm ra một mức chi trả cổ tức có lợi nhất cho cổ đông và doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3:

LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC PHÙ HỢP TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THUẾ THU NHẬP

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)