Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 75 - 76)

Đây là hình thức kết hợp của việc phân chia lợi nhuận với việc huy động vốn của công ty. Tuy công ty không nhận được cổ tức bằng tiền mặt nhưng lại nhận được cổ phiếu; dođó, nhàđầu tưsẽthuđượclãi vốn trongtương lai. Trong thời gian đầu mới hoạt động, trên thị trường chứng khoán chỉ có hai loại cổphiếu là REE và SAM, hình thức chi trả cổ tức duy nhất là trả bằng tiền mặt. Năm 2004, công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (mã chứng khoán –GMD) và công ty cổphần Cơ điện lạnh (REE), bắtđầu áp dụng trảcổtức bằng cổphiếu.

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có rất nhiều công ty lựa chọn phương thức này. Tỷ lệchi trả cổ tức bằng cổ phiếu thường ở tỷ lệ cao (cao hơn trả cổ tức bằng tiền mặt); thậm chí có nơi rất cao như công ty cổ phần cao su Hòa Bình – HRC (80%), Gemadept– GMD (66%), REE (50%), …

Ưuđiểm:

- Hạn chế lượng tiền mặt đi ra khỏi doanh nghiệp; đồng thời, các nhà đầu tư cũng nhận được cổtức bằng cách chuyển hóa phần lợi nhuận giữ lại sang vốn góp cổphần. Qua đó, gia tăng việc tái đầu tư, khảnăng đầu tư, mở rộngsản xuấtđem lại lợi tức thu nhập cao hơn trước.

- Trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho cổ tức bằng tiền mặt trong trường hợp công ty có nhiều cơhội thì sẽlàm tăng tỷ lệtăng trưởng lợi nhuận củacông ty; từ đólàm tăng tỷlệ tăng trưởng cổ tức và làm giá cổ phiếu tăng lên. Khắc phục giới hạn của công cụ vay nợ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi công ty tăng trưởng thì công ty có thể phải đi vay để mở rộng sản xuất, đầu tưmới do thâm hụttiền mặt. Nhưng sốnợ vay sẽbịgiới hạn vì chủ nợ sẽ thấy rủi ro ngày càng lớn. Lúc đó, công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để vừa tăng cường giữ lại lợi nhuận, giữ hình ảnh tốt đẹp về sự tăng trưởng bền vững vừa không làmảnh hưởngđến giá cổphiếu do phải cắt giảm cổphiếu bằng tiền mặt.

trợ tiền mặt sẽcó lợi hơn nhiều so với hình thức phát hành cổ phiếu mới vì không phải mất chi phí phát hành.

Nhược điểm:

- Làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên; do đó, có thể làm giá cổ phiếu bị giảm do các chỉ số tài chính như EPS sẽ giảm trong ngắn hạn. Tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai. Bởi vì, khi số lượng cổ phiếu tăng lên thì để đảm bảo một tỷlệ cổ tức và tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ổn định qua các năm thì công ty cần phải có mộtmức lợi nhuận cao hơn.

- Khó duy trì thường xuyên vì sẽ làm loãng giá cổ phiếu. Hiện tại, việc trả cổ tức bằng cổphiếu chưa diễn ra thường xuyên và liên tục trong nhiều năm, mà thường diễn ra lẻ tẻvà đi thường đikèm với việc trả cổ tức bằng tiền mặt vẫn ở mức cao. Việc trả cổ phiếu thưởng thường ở tỷ lệ rất cao, phổ biến ở mức từ30%/- 100% /vốn điều lệ và sau đó tiếp tục chính sách trả bằng tiền mặt ở mức cao. Nếu làm như vậy thì sẽ khó áp dụng phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách liên tục.

- Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở tỷ lệ cao sẽ dẫn tới chi phí cổ tức ở các năm sau tăng lên buộc công ty phải sửdụng vốn huyđộng một cách có hiệu quả. Đó là chưa kể nếu chi ở tỷ lệ cao như vậy thì công ty sẽ khó áp dụng một cách liên tục,nhất quán trong nhiều năm.

- Do đó, mặc dù việc chuyển từ trả cổ tức toàn bộ bằng tiền mặt sang trả một phần bằng cổ phiếu là rất phù hợp trong thời điểm này nhưng các công ty không nên chỉ vì thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mà cần phải có chiến lược phát triển kinh doanh trong dài hạn, phát huy hiệu quảsửdụng vốn huyđộng một cách tốtnhất.

- Trảcổtức bằng cổphiếu nên áp dụng như thếnào?

- Doanh nghiệp cần huy động nhiều vốn để thực hiện các dự án đầu tư thì nên vận dụng cách thức trảcổtức bằng cổphiếu diễn ra liên tụchoặc vài năm, có thể định kỳ1 năm 2 lần hoặc 1 năm 1 lần, trong trườnghợp này không nên trảcổtức bằng tiền mặt nữa.

- Mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hàng năm nên dao động trong khoảng từ 10%- 15%/năm (mức cổ tức tiền mặt phổ biến hiện nay), đây là mức hợp lý đủ để làm cho cổ phiếu mang tính thanh khoản cao và cao hơn rất nhiều so với việc trả cổ bằng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 75 - 76)