Phân loại đánh giá vật liệu,CCDC

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa (Trang 26 - 29)

1.Phân loại vật liệu,CCDC 1.1.Phân loại vật liệu:

Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gồm rất nhiều thứ khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng và tính năng lý hoá học khác nhau. Vì vậy để quản lý tốt vật liệu người ta tiến hành phân loại vật liệu như sau:

Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm gồm các loại như: hạt nhựa tổng hợp, thép, bột PVC…

Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu mang tính chất phụ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu phụ này có kết hợp với vật liệu chính làm tăng thêm tính năng tác dụng của sản phẩm hoặc phục vụ lao động của người sản xuất. Để duy trì hoạt động bình thường của phương tiện lao động. Nó bao gồm các loại như: bao bì , in ấn các loại nhãn mác, chất phụ gia mút làm xốp…

Nhiên liệu: Nhiên liệu của công ty chủ yếu dùng trực tiếp cho sản xuất: Dầu hoả, dầu máy(máy nén khí, máy mài)

Phụ tùng thay thế gồm: ốc vít khuôn đúc dây chuyền sản xuất…

Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất như: phi nhựa, ống nhựa.

1.2. Phân loại công cụ dụng cụ:

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động những tư liệu sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là CCDC:

Các loại bao bì dùng để đựng vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua bảo quản tiêu thụ.

Những công cụ bằng quần áo, giày dép chuyên dùng làm việc Các lán trại tạm thời, công cụ... trong ngành XDCB

Để phục vụ cho công tác kế toán CCDC được chia thành 3 loại: CCDC

Bao bì luân chuyển Đồ dùng cho thuê

Tóm lại, việc phân loại NVL, CCDC ở đây chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, khi sử dụng cách phân loại này lại có ý nghĩa to lớn đối với mỗi doanh nghiệp có thể theo dõi một cách chính xác, thuận tiện từng loại NVL, CCDC.

Nhận biết được vai trò , vị trí của NVL, CCDC trong quá trình sản xuất để từ đó có cơ sở cho công tác tính giá thành sản phẩm

2. Đánh giá thực tế vật liệu, CCDC:

Đánh giá vật liệu, CCDC là việc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu đúng đắn, chân thực. Nhập, xuất và tồn kho vật liệu phản ánh theo giá thực tế .

2.1. Giá thực tế vật liệu nhập kho

Giá thực tế của vật liệu mua về nhập kho căn cứ vào nguồn nhập được tính như sau:

Giá thực tế

NVL mua ngoài =

Giá mua ghi trên hoá đơn của người bán(kể cả thuế nhập

khẩu nếu có)

+ Chi phí thu mua thực tế Trong đó :

Chi phí mua thực tế gồm:

Chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quản, chi phí thuê kho bãi chi phí của bộ phận thu mua, hao hụt trong định mức và phát sinh trong quá trình thu mua NVL.

Giá thực tế = Giá thực tế + Chi phí

NVL tự chế NVL xuất tự chế chế biến

Giá thực tế của NVL thuê ngoài gia công

= Giá thực tế của NVL xuất gia công + Chi phí gia công phải trả + Chi phí vận chuyển

Giá thực tế của NVL nhận = Giá trị được đánh giá góp vốn liên doanh cổ phần của hội đồng góp vốn

VD: Đối với nguyên vật liệu mua ngoài (trong nước)

Ngày 10/10/2000 nhập của Công Ty cơ khí Mai Động 214 cái khung ghế sơn nhôm đơn giá 14.500đ/cái, chi phí vận chuyển là 62.000đ. Khi đó kế toán vật liệu xác định trị giá vốn thực tế nhập kho của số khung ghế đó là :

214 * 14.500 +62000 = 3.165.000(đồng)

VD: đối với NVL nhập khẩu: Ngày 13/10/2000 công ty nhập hạt nhựa

PEHD 560H Thái Lanvới số lượng 1.100 kg đơn giá 5 USD/1kg, tỷ giá 1 USD = 14.565 VNĐ thuế nhập khẩu phải nộp là 1.154.588 đồng, phí giám định 761.905 đồng như vậy giá thực tế của PEHD 560H Thái Lan được xác định là

(1.100 kg * 5 USD * 14.565) + 761.905 + 1.154.588 = 82.023.993 đồng. Đối với vật liệu sử dụng không hết sẽ được các phân xưởng bảo quản tại chỗ, rồi báo lên phòng kế hoạch, phòng vật tư và kho để quản lý và chuyển số vật tư còn thừa này cho đợt sản xuất tiếp theo.

Đối với phế liệu thu hồi ở các phân xưởng: Do giá trị phế liệu không lớn, số lượng không nhiều nên công ty thường bán lại theo giá phế liệu.

Đánh giá vật liệu, CCDC là việc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu đúng đắn, chân thực. Nhập, xuất và tồn kho vật liệu phản ánh theo giá thực tế .

2.2 Đánh giá vật liệu thực tế xuất kho :

2.1. Giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ:

Công ty Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa tính giá xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ.

Theo phương pháp này khi xuất nguyên vật liệu kế toán chưa ghi sổ mà chờ đến cuối tháng tính đơn giá bình quân để làm căn cứ tính giá thực tế của NVL xuất dùng trong kỳ

Đơn giá bình quân của

NVL =

Tổng giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Tổng số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

3. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán.

Áp dụng với doanh nghiệp có qui mô lớn khối lượng vật tư nhiều, tình hình nhập xuất diễn ra thường xuyên, đảm bảo theo dõi kịp thời những biến động của NVL. Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau:

Hàng ngày dùng giá hạch toán để ghi sổ kế toán

Cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Kế toán điều chỉnh để ghi vào báo cáo kế toán theo công thức sau:

Trị giá TT của NVL xuất kho trong kỳ =

Trị giá HT của NVL xuất kho trong kỳ x

Hệ số chênh lệch giá

Hệ số chênh lệch giá =

Trị giá TT NVL tồn đầu kỳ + Trị giá TT NVL nhập trong kỳ Trị giá HT NVL tồn đầu kỳ + Trị giá HT NVL nhập trong kỳ

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w