Các giải pháp phòng ngừa, phân tán và bù đắp rủi ro:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 68 - 72)

III- Một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục rủi ro tín dụng tại SGD

1.3.Các giải pháp phòng ngừa, phân tán và bù đắp rủi ro:

Hoạt động tín dụng luôn gắn với rủi ro, quy mô càng lớn thì nguy cơ rủi ro càng dễ xảy ra: Do đó Sở giao dịch nên thực hiện cho vay trên nhiều lĩnh vực cũng nh chủ động thực hiện các biện pháp bù đắp và phân tán rủi ro nh sau:

1.3.1. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Hoạt động của NHTM là kinh doanh đa năng nhng hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng. Vì vậy kết quả kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động vốn dĩ mang nhiều rủi

ro này. Bởi vậy sở giao dịch nên đa dạng hoá các hoạt động nghịêp vụ nh: thực hiện liên doanh, liên kết, thực hiện tín dụng thuê mua, bảo lãnh hay đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

1.3.2. Cho vay đồng tài trợ.

Đây là hình thức cho vay trong trờng hợp nhu cầu về vốn của khách hàng quá lớn mà một mình sở giao dịch không thể đảm đơng đợc hoặc do SGD chủ động phân tán rủi ro tín dụng. Theo đó, mọi vấn đề về mức vốn góp, quyền hạn, trách nhiệm, lợi nhuận và tổn thất đều đợc chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ. Nh vậy gánh nặng khi cho vay của sở sẽ đợc giảm bớt do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ đợc tất cả các bên đồng tài trợ chịu trách nhiệm.

1.3.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro.

Đây là biện pháp mà sở giao dịch trích một phần từ thu nhập theo tỷ lệ quy định để trang trải một phần hoặc toàn bộ các khoản vốn trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại cho vay.

1.3.4. Thực hiện quy chế đảm bảo tiền vay.

Thông thờng trớc khi quyết định cho vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo : đảm bảo bằng thế chấp tài sản của ngời vay, đảm bảo bằng tài sản và bảo lãnh của bên thứ ba, đảm bảo bằng cầm cố, bằng uy tín của ngời vay. Nhng trong các hình thức đảm bảo trên thì tài sản thế chấp đợc coi là công cụ đắc lực nhất để ngân hàng có khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Hoạt động cho vay của sở chủ yếu là các thành phần KTQD. Đối với thành phần này thì sở u đãi hơn hẳn thành phần KTNQD. Bên cạnh đó một số khách hàng đợc vay theo chỉ định của Chính phủ, và không cần tài sản đảm bảo, một số dù đang kinh doanh thua lỗ nhng vẫn tiếp tục đợc vay, do đó nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, sở cần phải có các quy định chặt chẽ hơn về tài sản đảm bảo, cũng nh tính chính xác của các giấy tờ sở hữu tài sản của khách hàng để tránh khách hàng dùng một tài sản để thế chấp nhiều chỗ.

1.3.5 Tích cực tìm mọi biện pháp giảm nợ qúa hạn

Mặc dù nợ quá hạn của Sở giao dịch đã có nhiều biến động trong những năm qua và luôn có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất so với các NHTM khác trên cùng địa bàn . Có đợc kết quả nh vậy, Sở giao dịch đã phải tích cực trong việc tìm ra các biện pháp giải quyết triệt để những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để từng bớc nâng cao chất lợng hoạt động tín dụng.

Để giảm nợ quá hạn, trớc hết Sở giao dịch phải hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn mới, đồng thời tích cực tiến hành rà soát những khoản nợ quá hạn cũ và dựa trên những thông tin thu đợc về tình hình tài chính của khách hàng, mối quan hệ vốn có giữa sở giao dịch với khách hàng để đề ra những biện pháp xử lý thích hợp .

Bên cạnh việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý nợ quá hạn thì sở giao dịch cũng cần tổ chức thờng xuyên một bộ phận chuyên xử lý và thu hồi những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi .

1.3.6 Tăng cờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ :

Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị và điều hành ngân hàng . Thực tế đã chứng minh nhiều ngân hàng đã gặp phải những tổn thất to lớn do không chú trọng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ . Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, các dịch vụ đa dạng phong phú, chất lợng tín dụng ngày càng nâng cao thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là bắt buộc đối với mỗi ngân hàng. Do vậy, thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm soát nội bộ là tiền đề để nâng cao và phát triển đối với sở giao dịch.

1.3.7 Đào tạo bồi dỡng trình độ nghiệp vụ,nâng cao phẩm chất của cán bộ tín dụng

Đối với ngân hàng để tạo ra đợc kết quả trong kinh doanh không những cần có cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu, hiểu biết những vấn đề về thị trờng, xã hội rộng rãi mà còn phải có đạo đức, có lòng yêu nghề, nhanh nhạy trong quá trình xử lý nghiệp vụ và không làm mất đi những

cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Do vậy, ngay từ bây giờ Sở giao dịch phải không ngừng xây dựng cho mình một chiến lợc phát triển nhân sự lâu dài và hợp lý, gắn liền với chiến lợc phát triển chung của Sở.

Theo quy chế của Ngân hàng Đầu t & Phát triển Việt Nam trách nhiệm của từng vị trí đợc xác định rất cụ thể . Đối với cán bộ tín dụng, trách nhiệm gắn với toàn bộ quy trình cho vay, từ thu thập thông tin, nghiên cứu khách hàng, thẩm định dự án, giám sát quá trình khách hàng sử dụng vốn đến quá trình thu nợ . Cho nên, Sở giao dịch phải thờng xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn Sở,đồng thời kết hợp với việc đề ra các chính sách khuyến khích hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia các khóa học hay tự học nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn .

Hơn nữa, để giúp cán bộ nhân viên nắm bắt nhanh những phơng pháp làm việc mới áp dụng những công nghệ khoa học hiện đại, Sở giao dịch có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên của mình đợc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập tại một số nớc có ngành ngân hàng phát triển .

Từ đó, Sở giao dịch tạo cho mình một đội ngũ cán bộ nhân viên theo đúng tiêu chuẩn, hiểu biết pháp luật, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, năng động, hiệu quả trong công việc,đem đến cho Sở nhiều khách hàng tiềm năng . Có nh vậy, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch mới ngày càng phát triển, đồng thời giảm thiểu những rủi ro tín dụng xảy ra.

Tóm lại:

Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong NHTM bao gồm 2 mặt : sinh lời và rủi ro, phần lớn thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Song ở đây không có cách gì để loại trừ rủi ro tín dụng hoàn toàn mà chỉ có thể đa ra các biện pháp nhằm hạn chế và phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 68 - 72)