Đánh giá kết quả giám sát

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái (Trang 80 - 82)

Sau khi các dữ liệu giám sát được thu thập, cần phải thực hiện phân tích đánh giá và đưa ra nhận xét, dự báo do Phòng Tài nguyên và báo cáo lên Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh tần suất là 6 tháng/lần.

6.2.2.8. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức vềBVMT cho nhân dân thành phố: BVMT cho nhân dân thành phố:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về luật BVMT, các qui định pháp luật có liên quan đến BVMT, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc BVMT bằng cách phương tiện truyền thông như: đài truyền thanh của từng phường, từng khu vực trong các phường, đài truyền hình tỉnh, các băng rôn, biểu ngữ trên các tuyến đường giao thông….

- Phát động phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT đến từng phường, xã trên địa bàn thành phố, đến từng nhà dân như: lồng ghép tuyên truyền công tác BVMT trong các buổi sinh hoạt, các buổi họp mặt ở các khu phố, tổ dân cư…. Hướng dẫn người dân bằng những hành động đơn giản của mình góp phần làm cho môi trường khu vực họ đang sinh sống được cải thiện tốt hơn.

- Động viên người dân thực hiện nếp sống văn hóa hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng về BVMT như: Phong trào Xanh – Sạch – Đẹp, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến dịch làm xạch thế giới, tổ chứa các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 hằng năm…

- Tăng cường công tác tuyên truyền về BVMT trong các trường học trên địa bàn tất cả các phường, xã của thành phố.

6.3. Định hướng qui hoạch thành phố Qui Nhơn theo mô hình Đô thị sinh thái:

Dựa trên dự án qui hoạch thành phố Qui Nhơn đến năm 2020 ta có thể đưa ra định hướng xây dựng thành phố Qui Nhơn theo mô hình khu đô thị sinh thái như sau:

+ Qui mô dân số thành phố:

Qui mô dân số đến năm 2020 có khoảng 500.000 người bao gồm cả dân nội thị và ngoại thị.

+Cơ cấu sử dụng đất thành phố:

- Nên hạn chế xây dựng mới hệ thống các công trình mới mà chủ yếu là nên tái tạo, chỉnh sửa các khu vực xây dựng cũ đển hạn chế tác động đến môi trường thành phố do các hoạt động xây dựng thành phố gây ra.

- Phân vùng chức năng cụ thể cho từng mục đích sủ dụng đất.

+ Việc qui hoạch kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thành phố:.

- Khu đô thị sinh thái được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và bảo tồn sự đa dạng sinh học vì vậy trong quá trình qui hoạch thành phố phải đảm bảo vấn đề bảo tồn các công trình kiến trúc lâu đời, các giá trị văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Đặt biệt là đảm bảo duy trì sự đa dạng các hệ động thực vật thiên nhiên trong quá trình qui hoạch xây dựng thành phố.

+ Việc thoát nước và cấp nước cho thành phố:

Tiến hành xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng biệt dùng cho từng loại nước thải và nước mưa thay cho hệ thống cống thoát nước cũ dùng chung cho cả nước thải và nước mưa của thành phố.

+ Thoát nước thải sinh hoạt của thành phố:

- Tiếp sử dụng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa cho các khu vực thành phố cũ ( phía Bắc và phía Đông nam núi Bà Hỏa. Các khu vực khác sẽ sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng.

- Nước thải tại các bệnh viện phải đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên.

- Nước thải công nghiệp từ các nhà máy phải qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, CCN mình xử lý đạt hiệu quả trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung thành phố.

+ Hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố:

- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố:

- Xây dựng hệ thống thu gom CTR thành phố hoàn chỉnh hơn - Xây dựng thêm bãi chôn lấp CTRCN cho thành phố.

- Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý CTRNH theo đúng tiêu chuẩn qui định

+ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường không khí:

- Hạn chế sử dụng các nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường, thay thế bằng các nguồn nguyên liệu khác không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình môi trường không khí tại các KCN, CCN. - Xây dựng các KCN, CCN theo mô hình KCN sinh thái, KCN xanh

+ Việc xây dựng các công viên, vành đai cây xanh cho thành phố:

- Tiến hành nâng cấp, sửa chữa các công viên , vườn hoa cũ của thành phố. Truyên truyền nâng cao ý thức của người dân về ý thức văn minh, nếp sống đô thị.

- Tiến hành xây dựng thêm hệ thống các công viên mới để góp phần nâng cao không gian xanh cho thành phố.

- Tiến hành trồng thêm hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường trong địa bàn thành phố.

- Tại các KCN trên đại bàn thành phố tăng cường xây dựng các công viên trong nội khu các KCN.

- Qui hoạch các KCN phải tiến hành khảo sát chặt chẽ hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng nhằm đảo bảo ít nhất sự tác động đến các KDC khu vực lân cận.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị:

- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trong khu đô thị cũ.

- Tăng cường hệ thống giao thông đường bộ: sử dụng các phương tiện ít gây ô nhiễm đến môi trường thay cho các nhiên liệu cũ như: tăng cường mở rộng hệ thống giao thông công cộng, sử dụng xe đạp thay cho xe máy.

- Mở rộng cảng biển đảm bảo sự lưu thông cho các tàu thuyền tốt hơn

- Tăng cường hệ thống giao thông đường thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho bờ biển Qui Nhơn.

- Củng cố mạng lưới điện thành phố.Đầu tư nâng nâng cấp các tuyến dây chính đảm bảo cung cấp đủ cho thành phố. Xây dựng thêm nhà máy phát điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho thành phố.

- Bố trí qui hoạch các chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… hợp lý, nên phân khu rõ ràng và tùy thuộc vào tình hình phát triển của từng phường , xã.

- Cải tạo các hồ tự nhiên trong địa bàn thành phố.

+ Phát triển kinh tế theo định hướng ít gây ảnh hưởng đến môi trường :

Đầu tư xây dựng phát triển các ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường như:

- Phát triển ngành du lịch thành phố

- Đầu tư, xây dựng các khu du lịch sinh thái… - Phát triển ngành du lịch biển ở thành phố

- Phát triển các ngành dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn…

Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép

Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ) đảm bảo hoạt động kinh tế theo hướng khép kín, quay vòng.

+ Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống giám sát môi trường thành phố:

Xây dựng hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên hơn để kịp thời xử lý những vấn đề môi trường phát sinh.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái (Trang 80 - 82)

w