Tình hình khai thác khoáng sản:

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái (Trang 51 - 56)

Hiện nay số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố là 5 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Ánh Vy, Công ty Sài Gòn Nhơn Hội, Công ty Việt Dương, Công ty Đất Thịnh hiện đang khai thác tại khu B trong KTT Nhơn Hội và Công ty An Trường An khu phi thuế quan, nguồn tài nguyên này chủ yếu khai thác dưới dạng thô với phương pháp khai thác dùng vít kết hợp với nước để tận thu Titan.

Đối với các doanh nghiệp khai thác Titan trong khu kinh tế Nhơn Hội trên địa bàn thành phố Qui Nhơn đều đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Định kỳ Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với UBND thành phố tiến hành công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác BVMT trong khai thác, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nội dung đã đăng ký Cam kết BVMT vì vậy đã gây ô nhiễm môi trường đối với nguồn nước ngầm. Điển hình một số hộ dân thuộc khu vực thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội đã kiến nghị cơ quan cấp trên về tình hình khai thác Titan làm ô nhiễm nguồn nước ngầm của các hộ dân dọc tuyến đường đô thị 639.

5.1.3. Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường ở thành phố Qui Nhơn:5.1.3.1. Thuận lợi: 5.1.3.1. Thuận lợi:

Trong những năm gần đây công tác BVMT thành phố đã được quan tâm hơn thể hiện qua các mặt sau:

- Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố thường xuyên phố hợp với BQL các KCN, CCN tiến hành thanh tra, kiểm tra các CSSX nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các CSSX vi phạm nhằm bảo đảm tốt công tác quản lý môi trường tại các KCN, CCN.

- Các CSSX tiến hành đăng ký thực hiện bảng Cam kết BVMT cho cơ sở mình. Đảm bảo thực hiện tốt công tác BVMT tại CSSX mình.

- UBND thành phố phối hợp với Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố tăng cường công tác tuyên truyền ý thức BVMT cho nhân dân thông qua các cuộc mitting, hội nghị về môi trường.

- Dự án vệ sinh môi trường thành phố Qui Nhơn nằm trong dự án Vệ sinh môi trường các thành phố Duyên hải (CCESP) đang trong giai đoạn xây dựng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý môi trường thành phố.

- Dự án vệ sinh môi trường cũng góp phần làm cho chất lượng môi trường thành phố được cải thiện tốt hơn.

5.1.3.2. Khó khăn:

Những khó khăn trong công tác quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn thể hiện ở những mặt sau:

- Năng lực quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tăng cường, còn xảy ra một số vụ khiếu kiện kéo dài. Chưa xây dựng và quản lý tốt thông tin, cơ sở dữ liệu về công tác BVMT của thành phố.

- Chính quyền địa phương trong quá trình giải quyết các vấn đề môi trường còn kém hiệu quả, xử lý thiếu kiên quyết.

- Quản lý nhà nước về BVMT của thành phố còn yếu, chưa phù hợp phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều ngành , địa phương chưa coi trọng việc phát triển của ngành, địa phương mình gắn liền với bảo vệ môi trường. Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thành phố và cán bộ địa chính phường, xã chưa làm tốt vai trò tham mưu về quản lý nhà nước trên lĩnh vực môi trường.

- Kinh phí sự nghiệp môi trường không đủ cho các hoạt động thường xuyên của công tác quản lý môi trường thành phố.

- Phường, xã chưa làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, hòa giải và xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường.

- Một số cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ qui định của Luật BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

5.1.3.3. Những mặt đạt được:

- Tình hình thực hiện công tác BVMT tại các KCN, CCN trong những năm gần đây được quan tâm hơn nên chất lượng môi trường tại các KCN, CCN được cải thiện hơn.

- Trình độ quản lý của cán bộ môi trường tại các cơ quan quản lý môi trường được nâng cao hơn.

- Hệ thống quản lý môi trường thành phố trong những năm gần đây được xây dựng hoàn thiện hơn. Hiệu quả quản lý được nâng cao hơn các năm trước.

- Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được quan tâm thực hiện hơn các năm trước đem lại hiệu quả quản lý tốt hơn.

5.1.3.4. Những mặt chưa đạt:

- Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tuân thủ nghiêm túc các qui định về phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường còn mang tính đối phó nên hiệu quả thấp.

- Công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường chưa tốt, chưa huy động cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường, việc thu hút đầu tư trí tuệ và tài chính của toàn xã hội cho công tác BVMT còn thấp dẫn đến áp lực đối với ngân sách nhà nước đối với công tác BVMT.

- Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, chủ yếu tập trung vào các ngày lễ về môi trường, chưa thực hiện thường xuyên, chưa biến nhận thức của cộng đồng thành hành động tự giác bảo vệ môi trường.

- Cơ sở hạ tầng môi trường lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế, chủ yếu thu gom cho các phường nội thành. Bãi chôn lấp rác không đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, không có các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, rác thải, chất thải y tế chưa được xử lý đảm bảo.

- Trong nội thành vẫn tồn tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh xen kẽ khu dân cư gây ô nhiễm môi trường như chế biến hải sản, kho nông sản, cơ khí…

- Việc khai thác đá ở khu vực núi Hòn Chà đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan thành phố, gây sa bồi thủy phá, chưa thực hiện tốt các biện pháp kiểm tra quản lý nên tác động xấu đến môi trường.

- Một số khu dân cư thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh (đặt biệt các xã đảo và các phường ngoại thành), hạ tầng giao thông tại thành phố Qui Nhơn còn nhiều bất cập. Cây xanh đô thị chưa đảm bảo tỷ lệ theo yêu cầu.

- Môi trường biển, đầm, hồ còn bị ô nhiễm . Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản còn nhiều bất cập. Tình trạng vứt rác, súc vật chết, đổ nước thải bừa bãi nơi công cộng chưa ngăn chặn kịp thời.

5.1.3.5. Một số điểm ô nhiễm môi trường còn tồn tại trên địa bàn thành phốQui Nhơn: Qui Nhơn:

Theo báo cáo tình hình môi trường thành phố Qui Nhơn năm 2009 của phòng Tài nguyên & Môi trường Thành phố. Còn một số điểm ô nhiễm môi trường còn tồn tại trên điạ bàn thành phố Qui Nhơn như sau:

o Mương thoát nước tại khu tái định cư Xóm Tiêu thuộc KV4, phường Quang Trung hiện nay các hộ dân đã xả rác xuống mương gây mùi hôi,

đọng các tuyến mương trong khu dân cư, bốc mùi hôi thối. Hiện nay, UBND tỉnh đồng ý cho giết mổ tập trung tại KV9 phường Trần Quang Diệu, vì vậy thời gian tới sẽ di dời các hộ này vào khu giết mổ tập trung.

o Công ty cổ phần in và bao bì Bình Định , Công ty nguyên liệu giấy Qui Nhơn, Công ty cổ phần than Qui Nhơn thuộc phường Nhơn Phú trong quá trình sản xuất đưa ra nước thải chưa xử lý ra môi trường làm ảnh hưởng việc canh tác đến các hộ dân.

o Các kho chứa nông sản nằm trong thành phố không có biện pháp xử lý môi trường gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư: kho Tân Thịnh Phát tại cụm TTCN Quang Trung, kho 1006 Trần Hưng Đạo, kho 72 Trần Hung Đạo. Vấn đề này đã có báo cáo đề nghị UBND Tỉnh chỉ đạo xử lý và có kế hoạch lộ trình để di dời đến các khu , cụm công nghiệp tập trung và ở xa khu vực dân cư.

5.2. Phân tích ưu nhược điểm của công tác quản lý môi trường thành phố QuiNhơn: Nhơn:

5.2.1. Ưu điểm:

Trong thời gian qua công tác quản lý môi trường tại thành phố Qui Nhơn của các cơ quan quản lý đã thể hiện được những mặt ưu điểm như sau:

 Công tác giám sát môi trường tại các CSSX, kinh doanh trong các KCN trên địa bàn thành phố đã được thực hiện định kỳ hàng năm tại một số cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN

 Công tác kiểm tra công trình giám sát ô nhiễm được thực hiện đối với một số CSSX, kinh doanh trên địa bàn thành phố đã đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải cục bộ như giải trình trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Quan trắc môi trường bên ngoài hàng rào các KCN được triển khai thực hiện ở một số KCN trên địa bàn thành phố.

 Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường đã tiến hành điều tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến hành thu phí xả thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 Phòng tài nguyên & Môi trường thành phố phối hợp với UBND các phường, xã thành phố tăng cường công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân như: tổ chức các cuộc miting, hội thảo về môi trường.

5.2.2. Nhược điểm:

Thực tế công tác quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn trong thời gian qua, bên cạnh những ưu điểm nêu trên vẫn còn thể hiện một số nhược điểm như sau:

 Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng và cụ thể đã dẫn đến tình trạng né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý;

 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý môi trường ở các cơ quan quản lý môi trường thành phố còn yếu kém. Chưa vận dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến, hiện đại trong công tác xử lý môi trường.

 Công tác giám sát việc thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc trong Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và kiểm soát từng nguồn ô nhiễm chưa được thực hiện một cách chặt chẽ do các cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương không thể có mặt thường xuyên tại từng CSSX, kinh doanh;

 Các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương không có đủ phương tiện và trang thiết bị cần thiết để thực hiện việc giám sát ở tất cả các CSSX, kinh doanh trên địa bàn thành phố

 Công tác quan trắc chất lượng môi trường bên ngoài hàng rào các KCN trên địa bàn thành phố chưa được thực hiện thường xuyên.Do vậy vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực dân cư xung quanh các KCN vẫn còn là vấn đề bức xúc chưa được giải quyết kịp thời gây nhiều khiếu kiện trong nhân dân.

 Việc xử phạt các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ môi trường, vi phạm các cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường chưa được triển khai và thực hiện tốt đối với các doanh nghiệp, CSSX.

 Nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư của các KCN vấn đề xem xét tiếp nhận đầu tư và bố trí doanh nghiệp vào các KCN còn chưa được các cấp quản lý cân nhắc kỹ lưỡng, chưa đặt mục tiêu bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các Sở ngành có liên quan trong công tác thu hút đầu tư và quy hoạch môi trường chưa được chặt chẽ. Điều này đã dẫn đến hiện trạng phân bố các ngành nghề trong các KCN không phù hợp và không tuân theo quy hoạch ban đầu, gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý môi trường tại các KCN

Chương 6:

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w