Giải pháp áp dụng Công nghệ sản xuất sạch hơn cho các CSSX trong địa bàn thành phố:

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái (Trang 74 - 78)

địa bàn thành phố:

o Thế nào là sản xuất sạch hơn :

Theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP): “SXSH là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường”

o Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn:

Trước hết cần phải nhận thức rõ ràng rằng: sự phát sinh chất thải công nghiệp là hệ quả trực tiếp của việc sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra các thảm họa về ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thực hiện sản xuất sạch hơn có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp một cách dễ dàng. Nhưng về khía cạnh nào đó, việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các CSSX là một giải pháp tốt nhất giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra đồng thời mang lại những lợi ích về mặt kinh tế cho nhà sản xuất..

oCác lợi ích cơ bản của SXSH:

o SXSH cho phép chúng ta cả thiện được:

 Hiệu suất quá trình

 Chất lượng sản phẩm

o SXSH cho phép chúng ta làm giảm chi phí cho:

 Sản xuất (tiết kiệm nguyên, nhiên liệu)

 Quản lý chất thải

 Xử lý chất thải cuối đường ống

o SXSH cho phép chúng ta giảm thiểu được rủi ro cho:

 Công nhân

 Cộng đồng xung quanh

 Người tiêu dùng sản phẩm

 Các thế hệ tương lai

Những yêu cầu cơ bản của sản xuất sạch hơn:

Để thực hiện được một cách hiệu quả SXSH trong các CSSX, trước hết cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản như sau:

 Thay đổi thái độ, quan điểm và cách nhìn;

 Tính tự nguyện, tự giác;

 Có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất;

 Có sự tham gia của công nhân vận hành;

 Làm việc theo nhóm;

 Tính cởi mở, thẳng thắn trong việc thảo luận;

 Thay đổi hướng tới các công nghệ mới, tốt và sạch hơn;

 Thực hiện liên tục.

Phương pháp luận kiểm toán sản xuất sạch hơn:

Một chương trình SXSH đòi hỏi phải thực hiện một cách liên tục theo một chu trình khép kín tất cả các bước sau:

o Bước 1: Khởi động

 Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của cấp lãnh đạo cao nhất về chiến lược SXSH tại nhà máy;

 Thành lập đội SXSH

 Liệt kê các bước công nghệ:

* Chỉ rõ tất cả các quá trình sản xuất, xử lý nguyên vật liệu và lưu kho, các công đoạn phụ trợ,…

* Đặc biệt chú ý đến các quá trình gián đoạn (làm sạch,…)

* Xác định các đầu vào và đầu ra quan trọng nhất bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng, nước, chất thải và phát thải.

 Xác định các công đoạn có nhiều lãng phí nguyên vật liệu và phát sinh nhiều chất thải nhất.

 Kết quả mong đợi của bước này là lựa chọn được trọng tâm kiểm toán SXSH.

o Bước 2: Phân tích quy trình công nghệ

 Quan sát kỹ từng công đoạn sản xuất;

 Vẽ sơ đồ quy trình công nghệ;

 Lập cân bằng vật chất và năng lượng;

 Tính toán chi phí theo các dòng thải;

 Phân tích các nguyên nhân phát sinh chất thải.

o Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

 Phát triển các cơ hội SXSH

 Lực chọn các cơ hội có triển vọng nhất

 Kết quả của bước này là đưa ra được danh sách các cơ hội SXSH

o Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

 Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật;

 Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế

 Đánh giá các khía cạnh về môi trường

 Lựa chọn các giải pháp để thực hiện

 Kết quả của bước này là đưa ra được danh mục các giải pháp SXSH

 Chuẩn bị thực hiện

 Triển khai thực hiện các giải pháp SXSH

 Giám sát và đánh giá kết quả

 Kết quả của bước này là đã thực hiện thành công các giải pháp SXSH

o Bước 6: Duy trì SXSH

 Cố gắng duy trì các hoạt động SXSH

 Quay trở lại bước 1 để lựa chọn tiếp tục Trọng tâm của SXSH để thực hiện tiếp theo.

 Kết quả cuối cùng: Các hoạt động SXSH không ngừng tiếp diễn.

6.2.2.6. Giải pháp xây dựng mô hình KCN thân thiện môi trường cho các KCNđang hoạt động trên địa bàn thành phố: đang hoạt động trên địa bàn thành phố:

Các bước cơ bản để phát triển mô hình kỹ thuật KCNTTMT ở nước ta bao gồm: thực hiện tái sinh và tái sử dụng chất thải hay “chương trình trao đổi chất thải”, áp dụng các giải pháp xử lý cuối đường ống, và dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Hay nói cách khác, để tiến tới phát triển KCNTTMT tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Qui Nhơn nói riêng, điều kiện cần là:

 Tăng cường thực hiện tái sử dụng, thu hồi, và tái chế tại từng nhà máy cũng như giữa các nhà máy với nhau (TTTĐCT sẽ hỗ trợ thực hiện cách có hiệu quả công tác này);

 Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn bằng cách áp dụng các giải pháp SXSH;

 Xử lý chất thải theo mục đích tái sử dụng và để xả thải vào môi trường một cách hợp vệ sinh;

 Có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc bổ sung các chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất tham gia vào xây dựng KCNTTMT.

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản về KCNTTMT và kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã xây dựng thành công KCNTTMT, những tiêu chí sau đây phải được đảm bảo:

 Phải có sự tự nguyện tham gia của các nhà máy và các thành phần trong K/CCN;

 Phải có sự điều phối và quản lý phù hợp với pháp lệnh hiện hành;

 Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ của các cơ sở trong KCNTTMT theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên;

 Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải);

 Bản thân từng cơ sở trong KCNTTMT phải phấn đấu thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn;

 Tăng đến mức tối đa khả năng sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong KCNTTMT.

6.2.2.7. Giải pháp tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường thànhphố: phố:

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý môi trường thành phố, ngoài các giải pháp xử lý và quản lý chất thải chặt chẽ, yêu cầu thiết kế và đưa vào hoạt động chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố phù hợp là rất cần thiết. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố là đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý môi trường đang thực hiện tại các phường, xã trên địa bàn thành phố, từ đó đề ra được những chiến lược quản lý phù hợp.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w