QUI NHƠN
5.1.Công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn:
5.1.1. Công tác tổ chức thực hiện BVMT của các cơ quan quản lý môi trườngtrên địa bàn thành phố Qui Nhơn: trên địa bàn thành phố Qui Nhơn:
Căn cứ qui định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản pháp qui khác. Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thành phố được giao nhiệm vụ tham mưu với UBND thành phố Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực môi trường từ đầu năm 2005 đến nay. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Trong thời gian qua, phòng Tài nguyên & Môi Trường đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành kế hoạch số: 26/KH – UBND ngày 16/9/2006 về công tác BVMT trên địa bàn thành phố Qui Nhơn từ nay đến năm 2010 và sau khi Luật môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006, được sự quan tâm của UBND Thành phố tháng 12/2006 Phòng Tài Nguyên & Môi trường phố hợp với Sở Tài Nguyên & Môi trường tổ chức tập huấn triển khai Luật Bảo vệ môi trường tại thành phố cho cán bộ các phòng ban và UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố Qui Nhơn.
- Ban hành các công văn hướng dẫn các nội dung qui định về BVMT đối với UBND các phường, xã.
- Ban hành văn bản các biện pháp BVMT đối với các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với Hội Nông dân thành phố xây dựng qui chế phối hợp trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện Luật BVMT, Phòng Tài Nguyên & Môi trường đã tham mưu cho UBND thành phố ký xát nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường cho 88 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài KCN,CCN trên địa bàn thành phố Qui Nhơn đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục pháp lý về môi trường cho các cơ sở.
- Tham gia với các ngành của Tỉnh, Sở Tài Nguyên & Môi Trường thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân phản ánh các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp.
- Phòng Tài Nguyên & Môi Trường phối hợp Cảnh sát Môi trường Công an thành phố và các phòng ban, UBND các phường , xã giải quyết đơn thư khiếu nại của các hộ dân phản ánh các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường cụ thể như sau: Năm 2004: nhận 7 đơn, đã giải quyết theo thẩm quyền 5 đơn và chuyển phường xử lý 2 đơn. Năm
chuyển phường xử lý 2 đơn. Năm 2008: nhận 25 đơn, đã giải quyết 20 đơn và chuyển phường xử lý 5 đơn.
- Đối với cơ sở sản xuất nằm trong khư dân cư từ năm 2004 đến năm 2007 Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thành phố phối hợp với các phòng ban thành phố thường xuyên thành lập đoàn kiểm tra, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã và đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường qua đó tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện đúng Luật bảo vệ môi trường đạt được kết quả như sau: Năm 2004: kiểm tra 80 DN, cơ sở SXKD, năm 2005 kiểm tra 52 DN, cơ sở SXKD và năm 2006 kiểm tra 43 DN, cơ sở SXKD từ những kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp , cơ sở sản xuất kinh doanh đã có ý thức trong công tác BVMT.
- Trong những năm qua Phòng đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về BVMT. Hoạt động phổ biến nhất là tổ chức buổi mítting hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, ngày chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn và triển khai tháng hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.1.2.Hiện trạng quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn: 5.1.2.1. Thực trạng VSMT thành phố Qui Nhơn:
Trong những năm qua, các ngành chức năng của tỉnh và chính quyền TP Quy Nhơn đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng, xử lý nước và rác thải ở nội thành Quy Nhơn; đồng thời quy hoạch diện tích đất xây dựng công viên, trồng cây xanh, tạo môi trường cảnh quan thông thoáng, để diện mạo TP Quy Nhơn ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện các phần việc nói trên chưa đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Đáng quan tâm nhất là vấn đề thoát nước thải của thành phố. Trên địa bàn TP Quy Nhơn hiện có trên 100 km đường có hệ thống ống cống, mương thoát nước được đầu tư xây dựng từ lâu, nhiều lần nâng cấp, sửa chữa, song không đồng bộ, qua thời gian sử dụng đến nay đã bị xuống cấp; nhiều cống nước bị hư hỏng, rác thải và bùn đất bồi lấp nhiều nên khi gặp mưa lớn không tiêu thoát kịp; nhiều tuyến đường ở nội thành Quy Nhơn thường bị ngập úng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông.
Bảng 27: Tóm tắc tải lượng ô nhiễm vào hồ Thị Nại năm 2008 BOD5 (kg/ngày) COD (kg/ngày) TN (kg/ngày P2O5 (kg/ngày) Coliform (mil.microbes/ngày) Lúc trước 1.351,08 2.252,81 315,25 76,57 11.258,000 Hiện nay 1.801,08 3.001,81 420,25 102,07 15.008,000 Mức gia tăng 450,00 749,00 105,00 25,50 3.750.000 % gia tăng 33 33 33 33 33
Việc quy hoạch hệ thống thoát nước của thành phố còn nhiều bất cập, một số người dân lấn chiếm đường phân lũ để xây nhà trái phép nên khi có mưa lớn nước không có đường thoát, gây sập nhà, hư hỏng nhiều công trình của Nhà nước và nhân dân. Điều đáng lo ngại là ở trên địa bàn thành phố chưa có bất kỳ sự xử lý nào trước khi nước thải được đưa thẳng xuống các hồ, đầm trong nội ô thành phố và sau đó chảy ra biển. Nước thải bẩn đã làm cho diện tích và không gian ô nhiễm ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe.
Bảng 28: Dự báo thay đổi nồng độ ô nhiễm trong đầm Thị Nại BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TN (mg/l) P2O5 (mg/l) Coliform (million/100ml) Lúc trước 0,027 0,045 0,006 0,002 0,022516 Hiện tại 0,036 0,060 0,008 0,002 0,030016 Gia tăng 0,009 0,020 0,002 0 0,0075 % gia tăng 33 33 33 0 33
Nguồn:Sở Tài nguyên & Môi trường Bình Định năm 2008
Mặt khác, do ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) của một số doanh nghiệp và một bộ phận dân cư trên địa bàn thành phố còn thấp, tình trạng xả nước thải, rác thải trực tiếp ra môi trường còn diễn ra phổ biến. Trong khi đó, việc thu gom rác thải ở khu vực nội thành trong thời gian qua tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đảm bảo yêu cầu.
Thêm một vấn đề đáng quan tâm: Bộ khung BVMT đô thị chính là những vành đai cây xanh; ở TP Quy Nhơn, hệ thống không gian xanh – lá phổi của đô thị, chưa được quy hoạch bài bản và hợp lý. Do quan niệm trước đây về trồng cây xanh đường phố chỉ để che nắng, nên việc chọn giống cây để trồng hầu như theo cảm tính, không mang ý tưởng đặc trưng cho từng đường phố, thiếu thẩm mỹ và đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
5.1.2.2. Tình hình quản lý môi trường tại KCN, CCN trên địa bàn thành phố: a) KCN Phú Tài và Long Mỷ: a) KCN Phú Tài và Long Mỷ:
Tại KCN Phú Tài và Long Mỹ hiện nay có 92 doanh nghiệp đang hoạt động, tập trung các ngành sản xuất chủ yếu trên hai lĩnh vực chế biến đá và chế biến lâm sản. Do đó tình trạng phát sinh ô nhiễm chính là nước thải và khói bụi. Trong thời gian qua, Phòng Tài nguyên & Môi trường đã phối hợp với các ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công tác xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp không tuân thủ đúng các qui định nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các khu dân cư lân cận.
Chất thải rắn công nghiệp, đặt biệt bột đá ( đối với các doanh nghiệp chế biến đá) hầu như các doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý, một số doanh nghiệp lén
Hiện tại việc xử lý chất thải rắn bột đá còn gặp nhiều khó khăn vì bãi xử lý chất thải rắn chưa được qui hoạch, mặc dù các ngành của Tỉnh đã khảo sát nhiều vị trí nhưng đến nay vẫn chưa có vị trí nào đảm bảo theo qui định, vì vậy dẫn đến các doanh nghiệp tự đổ bột đá bừa bãi, lén lút không đúng qui định gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng việc sa bồi ruộng lúa của nhân dân làm ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên & Môi trường cùng với Phòng tài nguyên & Môi trường xử lý một số doanh nghiệp vi phạm các qui định của Luật bảo vệ môi trường như: Công ty VNEXCO 10, Công ty cơ khí Quang Trung, Công ty đá Granite Viễn Đông, Công ty Phú Minh Trọng, Công ty Hoàng Phát, Công ty nguyên liệu giấy Qui Nhơn, DNTN Qui Long, Công Ty Minh Tiến.
Tuy nhiên, có một số thực trạng tồn tại khá lâu nhưng chưa được giải quyết dứt khoát, đó là một số hộ dân hiện vẫn sống sát các nhà máy trong các khu công nghiệp và phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm môi trường. Để khắc phục cơ bản vấn đề này phải đề nghị UBND Thành phố kiến nghị UBND Tỉnh sớm chỉ đạo việc di dời, tái định cư đối với những hộ này để đảm bảo cho sức khỏe nhân dân, vừa đảm bảo hoạt động ổn định của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Trong thời gian qua, Phòng tài nguyên & Môi trường phối hợp với các ngành lên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặt biệt sẽ tập trung yêu cầu các cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khói thải, bụi thải đạt tiêu chuẩn và thực hiện đúng Cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.