phương
o Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương
Phòng Tài Nguyên & Môi trường phố hợp với Sở Tài Nguyên & Môi trường tổ chức tập huấn triển khai Luật Bảo vệ môi trường tại thành phố cho cán bộ các phòng ban và UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố Qui Nhơn.
Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các kiến thức môi trường, các văn bản pháp luật,…cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường của các phường, xã trên địa bàn thành phố Qui Nhơn . Đặc biệt cần phân công rõ cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường tại từng khu vực cụ thể để có kế hoạch huấn luyện và đạo tạo một cách thích hợp theo từng lĩnh vực chuyên trách của cán bộ quản lý;
Có chính sách ưu đãi đối với các cán bộ có trình độ sau đại học nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ công tác quản lý có hiệu quả;
Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực để cử cán bộ đi tham quan học tập;
Mời các chuyên gia nước ngoài hoặc trong nước tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề liên quan đến kinh nghiệm quản lý môi trường đô thị trên thế giới cũng như ở các địa phương khác trong nước.
o Tăng cường triển khai các văn bản pháp lý về quản lý môi trường
Triển khai các nội dung của Luật BVMT, đặc biệt là Luật BVMT sửa đổi, cùng với các hướng dẫn, quy định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN nhằm sớm phát hiện được hành vi vi phạm về công tác Bảo vệ môi trường để có thể sớm khắc phục và hoàn thiện.
o Tổ chức chương trình giám sát, đánh giá và dự báo thường xuyên diễn biến hiện trạng môi trường ở các CSSX, kinh doanh trên địa bàn thành phố, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của các CSSX, kinh doanh gây ô nhiễm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác BVMT.
o Nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường
Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường của thành phố.
Trang bị đầy đủ các trang thiết bị phân tích đo nhanh tại hiện trường, trang thiết bị lấy mẫu,…cho Phòng môi trường và tài nguyên. Đào tạo, tập huấn kỹ năng quan trắc lấy mẫu hiện trường cho cán bộ chuyên trách nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết những sự cố đột xuất xảy ra.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS. Áp dụng các mô hình hóa môi trường về chất lượng nước, không khí, đất nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp, giảm những nổ lực không cần thiết trong công tác quan trắc.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thông tin địa lý, nhằm thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường phục vụ công tác BVMT, quản lý tài nguyên,…
6.2.2. Các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường thành phố:6.2.2.1. Giải pháp xử lý nước thải tập trung cho thành phố: 6.2.2.1. Giải pháp xử lý nước thải tập trung cho thành phố:
ứng được yêu cầu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai. Vì vậy cần đề xuất công nghệ xử lý nước thải thành phố phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố.
Công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố sẽ được thiết kế dựa trên cơ sở:
o Sự phát triển của thành phố
o Qui mô (công suất) và đặc điểm các đối tượng thoát nước ( lưu vực phân tán đô thị, khu dân cư, bệnh viện…)
o Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải của thành phố và khả năng tự làm sạch của nó
o Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết. địa hình, địa chất, thủy văn,…
o Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải của thành phố.
o Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác
o Sự chấp nhận và tham vấn của cộng đồng
Thông thường công nghệ xử lý nước thải tập trung bao gồm 3 giai đoạn: xử lý bậc 1, xử lý bậc 2 và xử lý bùn.
o Giai đoạn xử lý bậc 1 gồm các công trình như:
Song chắn rác;
Trạm bơm;
Lưới chắn rác;
Bể điều hòa, bể trung hòa, bể keo tụ - tạo bông
o Giai đoạn xử lý bậc 2: chủ yếu tập trung vào quá trình xử lý sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Quá trình xử lý sinh học thường được áp dụng là quá trình bùn hoạt tính. Ưu điểm của quá trình bùn hoạt tính là hiệu quả loại bỏ BOD cao và dễ dàng thích ứng khi xử lý với tải trọng tăng đột biến.
o Giai đoạn xử lý bùn: lượng bùn hoạt tính dư trong quá trình xử lý sinh học thường được đưa sang bể nén bùn trọng lực. Quá trình này nhằm mục đích làm gia tăng hàm lượng chất rắn trong bùn để phù hợp với việc khử nước bằng cách sử dụng thiết bị ép bùn. Việc khử nước sẽ làm giảm thể tích và độ ẩm trong bùn. Bùn sau khi được khử nước sẽ được thải bỏ bằng cách chôn lấp hoặc sử dụng vào mục đích bón phân.
+ Trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống cống thoát nước và cống thải thoát nước thành phố cần phải:
- Đảm bảo tiêu chuẩn vận hành và an toàn cần được tuân thủ.
- Duy tu hệ thống thoát nước phải được tiến hành thường xuyên để tránh tình trạng tắt nghẽn đường ống thoát nước gây ra tình trạng ngập lụt cho một số nơi có địa hình thấp trên địa bàn thành phố. Việc vận chuyển vật liệu nạo vét phải được tiến hành bằng những phương tiện thích hợp và phải được che phủ cẩn thận đến bãi chôn lấp hay những nơi khác để loại bỏ
- Những vật liệu nao vét được phải chở đến bãi chôn lấp hay những nơi thích hợp khác với sự đồng ý trước của Sở TNMT và Công ty MTĐT. Những vật liệu hữu cơ được tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cảnh quan tại địa phương.
- Việc bốc dỡ và vận chuyển bùn lắng và chất thải rắn đến những địa điểm qui định bằng những phương tiện thích hợp và phải được điều phối với những cấp chình quyền liên quan.
- Cây cối phải được trồng trên những bờ đất đắp của mương thoát nước hở để tăng cường cho kết cấu này, giảm ô nhiễm không khí và làm đẹp cảnh quan địa phương.
+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống cống chung chính trong khu vực trung tâm thành phố để làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới thoát nước cho toàn thành phồ.
+ Tiến hành xây dựng hệ thống cống tách riêng nước thải và nước mưa thay cho hệ thống hệ thống thoát nước hiện có của thành phố là hệ thống cống thoát nước chung cho cả nước thải và nước mưa.
+ Tiến hành xây dựng hệ thống đấu nối các hộ gia đình vào hệ thống cống thoát nước chung thành phố. Áp dụng một số biện pháp giảm thiểu để xử lý “ cuối đường ống” nhằm giảm nhệ phần nào tác động tiêu cực và nguy cơ sức khỏe như sau:
- Xử lý bằng Clo hóa đối với nước thải chưa xử lý để giảm mần bệnh và nguy cơ sức khỏe.
- Đặt cửa chắn rác tại các cửa ra nhằm loại bỏ rác rưởi.
- Gia tăng quan trắc chất lượng khu vực xả, vận động nâng cao nhận thức cộng đồng và cảnh báo cho nhân dân địa phương trong khu vực phân tán nước xả thải.
+ Đầu tư hệ thống đường ống kích thước lớn để đáp ứng được yêu cầu thoát nước thành phố, hạn chế tình trạng ngập lụt do đường ống không đủ lớn cho lượng nước
6.2.2.3. Giải pháp xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn cho thành phố:
Trước hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố (kể cả nguy hại và không nguy hại) còn khá lỏng lẽo, thậm chí hệ thống kỹ thuật quản lý hầu như chưa có, việc xây dựng một mô hình quản lý chất thải phù hợp với tình hình phát triển của thành phố là hết sức cần thiết. Sau đây là các mô hình quản lý chất thải được đề xuất nhằm quản lý một cách có hiệu quả đối với chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của các phường, xã trên địa bàn của thành phố.