4 Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm
2.2.2.5. Kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM bao gồm hệ thống các quy trình và quy chế hướng dẫn chi tiết từng nghiệp vụ cụ thể đồng thời được kiểm tra giám sát bởi đội ngũ Kiểm soát viên trực thuộc Phòng Kiểm tra nội bộ. Tuy vậy, do được “lập trình” sẵn theo những quy trình và quy chế kiểm soát cụ thể nên bộ phận kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM vẫn tồn tại các yếu điểm sau:
– Do hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm mục đích phát hiện các sai
phạm dự kiến nên hệ thống này chắc chắn bị vô hiệu hóa đối với các sai phạm hay các rủi ro bất thường chưa tiên liệu được.
– Nhân lực phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt yêu cầu về số lượng lẫn chất lượng.
– Trong điều kiện thực tế thường xuyên thay đổi, các quy trình, quy chế và các thủ tục kiểm soát mau chóng trở thành bất cập, rườm rà, phản tác dụng.
– Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết lập trực thuộc quyền quản lý của Ban Giám đốc Chi nhánh nên chưa phát huy được sự độc lập trong hoạt động. Qua việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong, chúng tôi đã có được những nhận định cơ bản về các điểm mạnh và điểm yếu của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM. Những điểm mạnh và điểm yếu này có thể được liệt kê như sau:
Điểm mạnh
9 S1: Là chi nhánh của một ngân hàng thương mại quốc doanh có tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động ổn định, có uy tín,…
9 S2: Mô hình tổ chức mang tính tập trung và chuyên môn hoá cao về nghiệp vụ.
9 S3: Triển khai thành công chương trình hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin theo hướng quản lý dữ liệu tập trung, tạo điều kiện để nâng cao tính chính xác, nhanh chóng, an toàn cho các sản phẩm dịch vụ.
9 S4: Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo bài bản, được sự tín nhiệm của chính quyền địa phương.
9 S5: Lực lượng chuyên viên trẻ (dưới 35 tuổi chiếm 78%), có trình độ chuyên môn cao (gần 75% có trình độ đại học và trên đại học).
Điểm yếu
9 W1: Thị phần nhỏ bé và đang có chiều hướng sụt giảm liên tục.
9 W2: Năng lực quản trị điều hành chưa cao, chưa nhạy bén với những thay đổi của môi trường kinh doanh, tâm lý ngại rủi ro và quá cẩn trọng,…
9 W3: Chưa xác định được chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa đánh giá đúng vai trò của công tác chiến lược đối với sự phát triển của tổ chức.
9 W4: Công việc kinh doanh còn bị chi phối quá nhiều bởi các yếu tố chính trị.
9 W5: Tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên, đặc biệt là khả năng phối hợp và làm việc nhóm kém.
9 W6: Công tác dịch vụ khách hàng chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
9 W7: Sản phẩm dịch vụ đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa có được những đặc tính nổi trội thể hiện sự khác biệt.
9 W8: Kênh phân phối truyền thống quá mỏng; các kênh phân phối hiện đại chưa đảm bảo chất lượng, chưa phát triển đúng tầm.
9 W9: Nền khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh (các tổng công ty 90, 91) hoạt động trong lĩnh vực xây lắp kém hiệu quả, rủi ro cao.
Bảng 2.9: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
Yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Đánh giá Số điểm quan trọng
Tinh thần, thái độ của nhân viên chưa cao 0.14 1.95 0.27
Chưa đánh giá đúng vai trò của công tác quản trị chiến lược 0.12 2.27 0.27
Bộ máy tổ chức cồng kềnh, phối hợp kém 0.05 2.61 0.13
Chính sách phân phối thu nhập chưa thỏa đáng 0.12 1.89 0.23
Trình độ chuyên môn cao 0.04 3.28 0.13
Uy tín thương hiệu 0.07 3.39 0.24
Sựảnh hưởng quá lớn của yếu tố chính trị 0.06 2.21 0.13
Khả năng nghiên cứu phát triển chưa cao 0.05 1.98 0.10
Khả năng thâm nhập thị trường thấp 0.06 1.50 0.09 Tiềm lực tài chính ổn định 0.07 3.21 0.22 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thấp 0.08 2.86 0.23 Khách hàng truyền thống chất lượng kém 0.06 2.63 0.16 Chương trình điện toán hiện đại 0.03 3.28 0.10 Hệ thống kiểm soát nội bộ thụđộng 0.05 2.88 0.14 Tổng số điểm quan trọng 1.00 2.45 Nguồn: điều tra khảo sát của tác giả
Cũng với 10 đối tượng khảo sát như đối với ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, kết quả đánh giá của 10 đối tượng này đối với sức mạnh nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM là khá thấp (2,45 điểm).
Kết luận chương 2
Mặc dù được nhìn nhận và đánh giá là một trong những ngân hàng hoạt động quy mô, hiệu quả nhất trên phạm vi địa bàn TPHCM nhưng vị thế cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM vẫn thể hiện sự kém ổn định so với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng mấu chốt vẫn là Chi nhánh chưa định hướng được mục tiêu cần phải theo đuổi cũng như chưa xác định được phương cách để đạt được mục tiêu đó. Với việc phân tích thực trạng hoạt động như trên, nội dung tiếp theo của luận văn sẽ đề cập đến việc lựa chọn chiến lược phù hợp đồng thời đề xuất một số giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh.
CChhưươơnngg33::XXÂÂYYDDỰỰNNGGCCHHIIẾẾNNLLƯƯỢỢCCVVÀÀGGIIẢẢIIPPHHÁÁPPTTHHỰỰCCHHIIỆỆNNCCHHIIẾẾNNLLƯƯỢỢCC