Nhanh chóng triển khai áp dụng các quy định chung của Uỷ ban Basel trong công tác

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 68 - 69)

tác quản trị rủi ro, giám sát hoạt động ngân hàng

Từ hiệp ước Basel mới đặt ra những trụ cột cơ bản về yêu cầu vốn tối thiểu, quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính - ngân hàng quốc tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng, những trụ cột này là để hướng tới đảm bảo cho hệ thống tài chính hiện đại phát triển bền vững hơn. Việt Nam cần phải thực hiện những quy định chung này, Basel II sắp tới sẽ không chỉ có nước phát triển áp dụng mà là cả các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu các tư tưởng cơ bản của Basel II để có thể vận dụng đơn giản hơn nhưng vẫn hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Các chính sách điều hành trong hệ thống ngân hàng cần phải được thực hiện trên tinh thần công bằng, kiểm soát được tính an toàn của hệ thống nhưng đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh. Mỗi một chính sách ra đời vừa phải bảo đảm an toàn của toàn hệ thống nhưng không làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và không đi ngược với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của hệ thống tài chính hiện đại.

Tăng cư ng công tác quản trị rủi ro

NHNN hướng dẫn NHTM cách thức tính toán, đo lường rủi ro, thiết lập chương trình QTRR cho chính NHTM và gửi bản đề xuất ấy về NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng mà NHTM phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy. Mặt khác, chính NHTM

phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro, … Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng và gia tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Áp dụng theo Basel II, chỉ cần yêu cầu các ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản các ngân hàng (bao gồm các khoản vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và QTRR phù hợp (mà Basel II đã đề xuất). Bên cạnh đó, NHNN trên cơ sở nghiên cứu cập nhật số liệu báo cáo thống kê từ các ngành, để đưa ra dự báo về xu hướng phát triển, rủi ro có thể gặp của các ngành kinh tế từ đó các NHTM có định hướng đầu tư một cách hiệu quả hạn chế được rủi ro.

Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm.

Xếp hạng tín nhiệm được thực hiện trên trọng số rủi ro quốc gia và trọng số rủi ro công ty. Tuy vậy, việc đánh giá và xếp hạng rủi ro của nước ta vẫn còn những điểm chưa đồng nhất dựa trên những tiêu chuẩn xếp hạng rủi ro khác nhau căn cứ vào các mô hình xếp hạng rủi ro như: mô hình ICRG ( International country risk guide, mô hình Beta quốc gia, …). Điều này có thể xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong đánh giá rủi ro nhưng nguyên nhân quan trọng hơn hết là tính minh bạch và sự thống nhất trong các thông tin được công bố. Vấn đề này cũng tồn tại trong các xếp hạng tín nhiệm đối với các công ty, vì vậy để đảm bảo độ tin cậy của bảng xếp hạng này làm cơ sở cho QTRR của các NHTM, các doanh nghiệp cần gia tăng tính trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về các thông tin do mình công bố. Đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp chế tài thích đáng trong những trường hợp vi phạm các quy định về công bố thông tin, tránh tình trạng “nói nghiêm, làm không nghiêm” như thời gian qua. Chúng ta cần tổ chức nghiên cứu nghiêm túc các mô hình, quy định pháp lý, quy tắc hoạt động, các biện pháp chế tài để phát triển lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm làm cơ sở dữ liệu chung dựa trên những kinh nghiệm rút kết từ các nước trên thế giới và đặc biệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.

Phối hợp các ban ngành iên quan để hoàn thiện hệ thống kế toán theo thông ệ quốc tế (IAS) và hệ thống thông tin tín dụng (CIC).

Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Tiếp tục duy trì, phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng (CIC) – một cầu nối thông tin có độ tin cậy cao - chia sẻ thông tin khách hàng nhằm giúp cho NH tránh được những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch với các khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 68 - 69)