Hạn chế rủi ro ngoại hối

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)

Trong ngân hàng thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ có chức năng cung cấp giao dịch ngoại tệ trong thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay ngoại tệ. Như vậy, nhu cầu về ngoại tệ cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế là rất lớn. Vì vậy, để hạn chế rủi ro ngoại hối các ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau:

 Ngân hàng cần phát triển và sử dụng các loại công cụ tài chính có khả năng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngoại hối như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hoán đổi, quyền chọn. Tuy nhiên, khi thực hiện các công cụ này ngân hàng cần thận trọng vì thị trường ngoại hối Việt Nam chưa phát triển, tiền đồng chưa có khả năng chuyển đổi nên việc thực hiện đồng thời hai giao dịch ngược chiều với hai khách hàng là rất khó khăn.

 Để hạn chế rủi ro ngoại hối ngân hàng có thể áp dụng giải pháp cho vay bằng loại ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng loại ngoại tệ khác ổn định hơn với tỷ giá đã được ấn định trước trong hoạt động tín dụng.

 Nâng cao hiệu quả cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng bằng việc tăng vốn hoạt động đối với các NHTM. Một ngân hàng có uy tín không chỉ thể hiện qua cơ cấu tổ chức, trình độ kinh nghiệm làm việc, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có, thanh toán đúng hạn mà còn được đánh giá qua vốn hoạt động vì mức vốn thấp sẽ hạn chế ngân hàng trong việc mở rộng nghiệp vụ như việc mở rộng các nghiệp vụ quyền chọn.

 Cần đa dạng hóa các loại ngoại tệ là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động ngoại hối của ngân hàng. Việc đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng lớn có thể sẽ đem

lại lợi nhuận lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động tỷ giá, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rủi ro lớn và không lường hết được hậu quả.

 Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt. Điều này có nghĩa là tùy vào tình hình thị trường của các nước cũng như đơn vị tiền tệ của nước đó để đưa ra được kế hoạch đầu tư sao cho hợp lý và hiệu quả.

 Cần xây dựng chiến lược kinh doanh ngoại tệ trong từng giai đoạn cụ thể vì ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng cần có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định để đối phó trước sự biến chuyển ngày càng phức tạp của thị trường tiền tệ thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

 Ngân hàng luôn duy trì một sự cân xứng tài sản “nợ” và tài sản “có” ngoại tệ nhằm duy trì một trạng thái ngoại hối ròng ở mức hợp lý.

 Ngoài những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trên, ngân hàng cần trích lập một phần lợi nhuận để làm quỹ rủi ro về kinh doanh ngoại tệ, rủi ro luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cân bằng. Trích lập quỹ rủi ro có thể là 20% lợi nhuận của năm đó về kinh doanh ngoại tệ.

 Ngoài ra, sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản “nợ” và tài sản “có” là phổ biến trong hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt đối với nền kinh tế tiền mặt và mức độ đôla hóa còn khá cao như Việt Nam. Vì vậy, để hạn chế điều này, các nước chuyển đổi cần lựa chọn cho mình một chế độ tiền tệ thích hợp, đặc biệt là cơ chế điều hành tỷ giá.

 Bên cạnh đó, cần phải tạo lòng tin công chúng với đồng bản tệ và có chính sách ngoại hối ổn định.

 Mặt khác, đối với ngân hàng, để hạn chế rủi ro kỳ hạn, đặc biệt đối với ngoại tệ cần xác định chính xác mức độ ổn định nguồn vốn ngắn hạn, để có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an toàn cho việc đầu tư trung và dài hạn của ngân hàng. Đồng thời xây dựng các chính sách nhằm tạo được lòng tin đối với người gửi tiền, khuyến khích khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài để tạo được nguồn vốn ổn định cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)