Sự cần thiết phải thúc đẩy các DNV&N tham gia

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm GDCK HN .pdf (Trang 72 - 75)

II. Các n−ớc đang phát triển và các n−ớc đang chuyển đổ

2.1.Sự cần thiết phải thúc đẩy các DNV&N tham gia

14 Các dịch vụ công 65 104.343 6.403 6

2.1.Sự cần thiết phải thúc đẩy các DNV&N tham gia

thị tr−ờng chứng khoán

Nh− phần trên chúng tôi đã trình bày, đóng góp khoảng 25% GDP cho nền kinh tế, DNV&N ở n−ớc ta hiện nay có một vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Với quy mô vốn không nhiều, các DNV&N rất năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị tr−ờng, thu hút đ−ợc nguồn lao động đáng kể của xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta gặp không ít những khó khăn thách thức đối với việc quản lý, giám sát hoạt động của các DNV&N; những khó khăn này xuất phát từ cả hai phía là nhà n−ớc và bản thân doanh nghiệp:

Về phía nhà n−ớc

Một là, công tác đào tạo quản trị kinh doanh, trong đó có đào tạo về lập chiến l−ợc và kế hoạch kinh doanh, kế toán,... còn nhỏ về quy mô với nội dung ch−a hoàn toàn đổi mới phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Hai là, các cơ chế chính sách ch−a thực sự tạo ra môi tr−ờng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; ch−a khuyến khích doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó có DNV&N công khai, minh bạch về tình hình tài chính. Các chính sách hỗ trợ đối với các DNV&N còn ít so với nhu cầu của doanh nghiệp.

Ba là, chính sách về thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng còn nhiều điểm ch−a phù hợp, ch−a cụ thể với mô hình DNV&N dẫn đến nhiều doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, đòi hoàn thuế GTGD.

Bốn là, cơ sở hạ tầng, nhất là đ−ờng giao thông, cung cấp điện và các dịch vụ công ích khác yếu kém, mức độ sản xuất hàng hóa ch−a phát triển.

Năm là, các loại dịch vụ hỗ trợ cho trong công tác thống kê, lập dữ

liệu, dự đoán và dự báo của cả nền kinh tế, công tác cung cấp thông tin, v.v... còn yếu và thiếu; đội ngũ cung ứng dịch vụ t− vấn lập dự án, chiến l−ợc và kế hoạch kinh doanh còn quá nhỏ, năng lực ch−a cao, giá cả cao ch−a t−ơng xứng với chất l−ợng và khả năng thanh toán của đại đa số doanh nghiệp. Thêm vào đó, với lối quản lý theo kinh nghiệm chủ nghĩa đang chi phối, nhu cầu sử dụng dịch vụ t− vấn nói chung, t− vấn quản trị, t− vấn chiến l−ợc và kế hoạch kinh doanh nói riêng ch−a cao. Các quy định khắt khe, bất hợp lý về chi phí hợp lý, hợp lệ cũng là yếu tố hạn chế nhu cầu sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp

Một là, công tác ghi chép, cập nhật, l−u trữ sổ sách của công ty còn yếu, ch−a đúng với yêu cầu theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp đều đã cố gắng ghi chép, cập nhật sổ sách kế toán, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác quản trị nội bộ. Tuy vậy, hiện t−ợng “2 loại sổ sách kế toán” vẫn ch−a giảm; việc lập sổ sách kế toán vẫn chủ yếu để "đối phó" với cơ quan thu thuế; ch−a phải để theo dõi phục vụ cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, ch−a phải để "công khai hóa" giúp những ai có quan tâm đều có thể hiểu đúng và đủ về thực trạng tài chính công ty, về các điểm mạnh, yếu của công ty, v.v...

Hai là, trong chi tiêu của doanh nghiệp, nhiều DNV&N ch−a phân biệt rõ giữa chi tiêu của doanh nghiệp và chi tiêu của gia đình ng−ời chủ và ng−ời quản lý doanh nghiệp, ch−a phân biệt đ−ợc thu nhập d−ới hình thức tiền công, tiền l−ơng của ng−ời chủ và lợi nhuận.

Ba là, đại đa số chủ doanh nghiệp và ng−ời quản lý ch−a hiểu đ−ợc giá trị và tầm quan trọng của quản trị minh bạch đối với sự tồn tại, phát triển và nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Họ ch−a nhận thức đ−ợc những bất lợi tiềm ẩn của quản lý không minh bạch đối với phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; ch−a có nhu cầu nội tại về cải thiện và nâng cao tính minh bạch trong quản trị nội bộ. Bởi vì, quan nịêm chung khá phổ biến là

doanh nghiệp càng công khai hóa, càng minh bạch trong quản lý tài chính, thì càng chịu thiệt thòi hơn các doanh nghiệp khác. Sự kém minh bạch và phi chính thức trong quản trị không giúp giảm gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp. Trái lại, doanh nghiệp càng hoạt động phi chính thức, càng phải dành nhiều thời gian quản lý để đối phó những quy định của pháp luật, và tỷ lệ chi phí “phong bì” càng lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp này bị giảm khả năng ký kết các hợp động chính thức có quy mô lớn; chi phí không chính thức loại này đặc biệt lớn khi xúc tiến các giao dịch có liên quan đến yếu tổ n−ớc ngoài. Ví dụ, những doanh nghiệp ít sử dụng ngân hàng để giao dịch, thì khó có thể xuất khẩu đ−ợc ra thị tr−ờng n−ớc ngoài.

Mặt khác, l−ợng vốn lớn đang nằm trong dân c− và các nhà đầu t− đang h−ớng nguồn vốn của mình đầu t− vào thị tr−ờng tự do, mua bán cổ phiếu của các DNV&N, thị tr−ờng này đang nằm ngoài quỹ đạo quản lý của nhà n−ớc. Hoạt động của thị tr−ờng tự do hiện tại cũng nh− về lâu dài sẽ ảnh h−ởng đến sự phát triển của thị tr−ờng chính thức, gây bất bình đẳng trong việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu t− tham gia thị tr−ờng chứng khoán, thị tr−ờng đầu t− không có luật lệ bảo vệ quyền lợi của ng−ời đầu t− và hệ quả tất yếu là không đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định của hệ thống thị tr−ờng chứng khoán nói chung.

Việc đ−a các DNV&N tham gia vào thị tr−ờng chứng khoán một mặt giúp các DNV&N dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đ−ợc với nguồn vốn trung và dài hạn, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán, nâng cao uy tín, hình ảnh cũng nh− nâng cao năng lực quản trị điều hành công ty; mặt khác giúp nhà n−ớc dễ dàng hơn trong việc quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, sau hơn 4 năm thành lập và đi vào hoạt động, Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh thị tr−ờng đã thu hút đ−ợc sự quan tâm của đông đảo công chúng đầu t− trong n−ớc. Tuy nhiên l−ợng hàng hoá còn ít (hiện nay có 26 loại cổ phiếu) và chiếm tỷ trọng t−ơng đối nhỏ so với tổng l−ợng hàng hoá đang l−u hành trên thị tr−ờng, ch−a t−ơng xứng với quy mô nền kinh tế. Một trong nhiều nguyên nhân là phần lớn các công ty phát hành ch−a đáp ứng đ−ợc tiêu chuẩn niêm yết trên thị tr−ờng này.

Cũng giống nh− niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh, niêm yết trên Trung tâm GDCK Hà nội cũng yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán, công khai tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất

kinh doanh của mình qua đó sẽ góp phần nâng cao tính công khai, công bằng, minh bạch đối với hoạt động của công ty.

Từ những phân tích trên có thể thấy việc thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị tr−ờng chứng khoán là nhu cầu tất yếu khách quan đối với Nhà n−ớc và các cơ quan quản lý để đảm bảo chính sách quản lý, giám sát đ−ợc hiệu quả và công bằng nhất.

2.2. Đánh giá chính sách phát triển DNV&N của nhà n−ớc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm GDCK HN .pdf (Trang 72 - 75)