Giải pháp quản lý rủi ro pháp lý và rủi ro uy tín

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.pdf (Trang 79 - 80)

(1) Để tránh rủi ro uy tín, ngân hàng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin trên website, ví dụ như:

Tên ngân hàng và địa chỉ trụ sở chính (và các chi nhánh nếu có thể);

Cơ quan giám sát ngân hàng có thẩm quyền và trách nhiệm giám sát trụ sở chính của ngân hàng;

Phương thức liên hệ với trung tâm dịch vụ khách hàng về những vấn đề về dịch vụ, khiếu nại, nghi ngờ tài khoản bị sử dụng sai mục đích...;

Phương thức tiếp cận và sử dụng công cụ khiếu tố hoặc chương trình khiếu nại của khách hàng;

Phương thức tiếp cận thông tin về việc bồi hoàn hoặc mức bảo hiểm tiền gửi và mức độ bảo vệ dành cho khách hàng (hoặc đường dẫn đến các website cung cấp những thông tin này);

Việc cung cấp đầy đủ thông tin trên website cho phép khách hàng có thể đưa ra đánh giá về vấn đề bảo mật và các quy định của ngân hàng trước khi tham gia vào các giao dịch Internet Banking. Hiện nay trang Web ngân hàng trực tuyến của Vietcombank đã được đăng ký bảo mật từ VeriSign, nhà cung cấp dịch vụ bảo mật web hàng đầu thế giới. Thông tin này cần được thể hiện rõ trên trang Web để khách hàng yên tâm khi giao dịch với ngân hàng.

(2) Có kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cao của dịch vụ và hệ thống Internet Banking.

Để tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh, rủi ro pháp lý và uy tín, các dịch vụ Internet Banking còn phải đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng: thời gian xử lý giao dịch ngắn, được phục vụ liên tục 24 giờ/7 ngày.

Muốn như vậy, ngoài việc đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, ngân hàng cần có giải pháp bảo đảm tính sẵn sàng cao của hệ thống, đặc biệt phải xây dựng phương án dự phòng (hệ thống backup) một cách hiệu quả tránh gây gián đoạn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.pdf (Trang 79 - 80)