Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các DNNN .pdf (Trang 52 - 55)

c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệ p

3.3.1.3. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các

sau cổ phần hóa

Sau CPH, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có những thay đổi căn bản về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần thực thụ. Các doanh nghiệp này chưa có hay rất thiếu những cổ đông chiến lược mới. Để CPH thực sự là giải pháp đúng đắn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh cho DNNN, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho người lao động và các nhà đầu tư làm chủ thật sự của công ty, thay đổi phương pháp quản lý, tạo động lực thúc đẩy công ty kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, chính phủ cần có kế hoạch tư vấn, hỗ trợ kịp thời khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, quản lý và phân phối vốn vay ưu đãi từ nguồn vốn nhà nước thu về trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, giúp công ty cổ phần đầu tưđổi mới công nghệ.

Trước xu thế hội nhập, chiến lược kinh doanh sẽ là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sau CPH phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình; đồng thời đổi mới kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại; chủ động đổi mới tổ chức quản lý, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh; tổ chức lao động, tiền lương, thu nhập; tăng cường đào tạo nhằm nâng cao tay nghề của người lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh; tổ chức tốt mạng lưới phân phối và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, giữ vững thị trường truyền thống và khai thác thêm những thị trường tiềm năng…

Có như vậy thì các công ty cổ phần trên địa bàn tp. Nha Trang mới thu hút được sự quan tâm hơn nữa của các nhà đầu tư. Với việc xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn, các công ty có thể khai thác nhiều cơ hội và tạo dựng, phát huy thế

mạnh để thành công trong kinh doanh, đồng thời định hướng rõ mục tiêu trước mắt và lâu dài, từđó khuyến khích các thành viên trong công ty nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Chẳng hạn như, ngành du lịch Khánh Hòa cần phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau:

ƒ Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà.

ƒ Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường, thể hiện ở việc sử dụng hợp lí các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lí sao cho không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽđược hạn chếđi đôi với những đóng góp cho các nỗ lực tôn tạo tài nguyên bảo vệ môi trường.

Xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh còn giúp các nhà quản lý chủđộng trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nắm bắt nhanh, chính xác thông tin để khai thác những cơ hội, giảm bớt những rủi ro và sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao, duy trì sự thành công liên tục của doanh nghiệp một cách toàn diện. Tuy nhiên, để xây dựng phương án kinh doanh có tính thuyết phục thì:

a.Các nhà quản lý phải nâng cao khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất; nâng cao trình độ xây dựng chiến lược, dự báo, nắm chắc thông tin thị trường, có giải pháp xử lý. Các nhà quản trị cần phân tích kỹ lưỡng các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Từ đó các nhà quản lý có cơ sở để đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình. Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí.

b.Doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu tổng quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong dài hạn, trên cơ sở đó, đưa ra những mục tiêu cụ thể phù hợp trong ngắn hạn.

c.Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý cần đưa ra nhiều phương án để lựa chọn khi cần thiết vì trong quá trình phân tích và dựđoán có thể xảy ra sai lệch do trong thực tế môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, biến động không ngừng.

Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau: -Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường:

+ Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu trị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn thích hợp.

Chẳng hạn như, đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tp. Nha Trang cần chú trọng đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có giá trị gia tăng như: cá ngừ xông khói, ghẹ bọc thịt, tôm duỗi, sumi và sasumi, mực trái thông…, để phục vụ cho các thị trường xuất khẩu khó tính như EU, Mỹ, Nhật...

Có thể coi “chiến lược phải thể hiện tính làm chủ thị trường của doanh nghiệp” là phương châm, là nguyên tắc quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

+ Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, dành ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

+ Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể.

-Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu

-Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản đểđạt được mục tiêu đó.

-Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung (những vấn đề tổng quát bao trùm, có tính chất

quyết định nhất) và chiến lược kinh doanh bộ phận (những vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, chiến lược giao tiếp khuyếch trương,...).

-Chiến lược kinh doanh không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh.

Một vấn đề hết sức quan trọng là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược kinh doanh thì chưa đủ, vì dù cho chiến lược xây dựng có hoàn hảo đến đâu nếu không triển khai tốt, không biến nó thành các chương trình, chính sách kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô ích, hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chi phí kinh doanh cho công tác này. Cần lưu ý rằng, trước khi xây dựng phương án kinh doanh các doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược cũng như dự kiến số lượng cổ phần bán cho các nhà đầu tư này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các DNNN .pdf (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)