Phát triển trình độ đội ngũ lao động, tạo động lực cho tập thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các DNNN .pdf (Trang 55 - 57)

c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệ p

3.3.1.4.Phát triển trình độ đội ngũ lao động, tạo động lực cho tập thể

nhân người lao động.

Ngay sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp phải thích nghi với môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, rủi ro và không ngừng biến động. Các doanh nghiệp lúc này không còn được bao cấp như trước nữa nên để tồn tại và phát triển mạnh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực vươn lên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn như vậy, doanh nghiệp phải thực sự thay đổi về chất so với trước, không chỉ bổ sung và hoàn thiện một chiến lược kinh doanh đúng đắn mà bên cạnh đó đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, với đội ngũ ban lãnh đạo thực sựđổi mới trong tư duy, đổi mới phương thức quản trị và điều hành doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp sẽ quyết định năng suất lao động, đồng thời nó cũng quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm cũng như khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Vấn đề con người trong lao động sản

xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp.

Tuy nhiên để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình trong công việc, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải xây dựng được văn hóa tổ chức đặc trưng cần thiết cho công ty mình. Để làm được điều này, trước hết các doanh nghiệp nên vận dụng linh hoạt các văn bản hướng dẫn về thang bảng lương và thực hiện việc trả thù lao cho người lao động phù hợp với điều kiện của thị trường sức lao động nhằm giữ chân những lao động giỏi, tay nghề cao. Nói cách khác, doanh nghiệp chi trả mức lương cho người lao động dựa trên năng lực và hiệu quả công việc của họ, thay vì dựa vào chức vụ và thâm niên như trong các DNNN hiện nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô, bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong các doanh nghiệp, cần nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,...

Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quản trị, ban giám đốc cần được tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao. Doanh nghiệp nên triển khai việc hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê giám đốc giỏi điều hành doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, giám đốc phải là người năng động, có kiến thức về công nghệ, khoa học, cũng như về giao tiếp xã hội, tâm lý, kinh tế,... và biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đó vào tổ chức, đồng thời có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

Về công tác quản trị nhân sự, tiến trình cổ phần hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải cơ cấu và bố trí lại lực lượng lao động, điều này tạo điều kiện cho người lao động có thể được làm việc theo đúng chuyên môn của mình. Doanh nghiệp phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộđều phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm.

Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng.

Động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh tế. Động lực cũng là yếu tốđể tập hợp, cố kết người lao động lại. Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân người lao động chính là lợi ích, là lợi nhuận thu được từ sản xuất có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến,... Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm. Đối với các DNNN sau CPH, việc bán cổ phần cho người lao động cũng là một trong những giải pháp gắn người lao động với doanh nghiệp bởi lẽ cùng với việc mua cổ phần người lao động không chỉ có thêm nguồn thu nhập từ doanh nghiệp mà còn có quyền nhiều hơn trong việc tham gia vào các công việc của DN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các DNNN .pdf (Trang 55 - 57)