Đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển TTCK

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các DNNN .pdf (Trang 68 - 73)

c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệ p

3.3.2.6.Đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển TTCK

Các DNNN sau khi chuyển thành công ty cổ phần có khả năng huy động vốn đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa thực sự trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp. Một thị trường chứng khoán với quy mô lớn và chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho thị trường vốn hoạt động mạnh. Các nhà đầu tư dựa vào khả năng sinh lợi và tính thanh khoản của chứng khoán để quyết định có nên đầu tư vào chứng khoán hay không. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cao do số lượng công ty cổ phần niêm yết trên thị trường còn khiêm tốn và chất lượng chứng khoán chưa cao. Vì vậy, đối tượng mua chứng khoán chủ yếu là người lao động trong doanh nghiệp, nhưng do thu nhập thấp nên số lượng cổ phần mà họ mua được không nhiều. Khi cần chuyển nhượng, người lao động chủ yếu chỉ bán theo hình thức “sang tay” trong nội bộ, mà không tham gia thị trường chứng khoán.

Mặt khác, với quy mô nhỏ và chất lượng hàng hóa chưa cao, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa thật sự khuyến khích các công ty cổ phần niêm yết cũng như chưa thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Do vậy, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, Nhà nước cần mở rộng các hình thức bán cổ phần lần đầu thông qua hình thức đấu giá, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành...; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sau khi được CPH nhanh chóng niêm yết cổ phiếu của mình trên TTCK; gắn việc phát hành cổ phiếu với niêm yết công khai trên thị trường. Thậm chí, đối với những DNNN đã tiến hành CPH có đủ điều kiện, Nhà nước cần quy định cụ thể lộ trình thực hiện niêm

yết trên thị trường chứng khoán. Song song đó, cần đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo nguồn cung hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống các tổ chức tài chính trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK.

Để tăng quy mô của TTCK, mặt khác Chính phủ cần đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thểđối với các doanh nghiệp CPH khi thực hiện niêm yết, giảm thiểu quy định không phù hợp về thủ tục và điều kiện niêm yết để những doanh nghiệp đủ điều kiện, khi tiến hành CPH sẽ thích thú, tự giác niêm yết trên TTCK như:

9 Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực như hỗ trợ phí kiểm toán, tư vấn niêm yết, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp.

9 Thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết căn cứ theo thời gian doanh nghiệp tham gia niêm yết sau khi cổ phần hóa.

9 Khuyến khích và ưu tiên niêm yết đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn lớn, có quy mô hoạt động rộng, có uy tín thương hiệu nhằm tăng chất lượng hàng hóa niêm yết và quy mô cho thị trường.

Kết luận chương 3.

Trên cơ sở thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và những vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệp đã và đang tiến hành cổ phần hóa, chương 3 đã đưa ra chủ trương cổ phần hóa các DNNN ở tp. Nha Trang, đồng thời đề xuất một số giải pháp vi mô cũng như vĩ mô nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN trên địa bàn tp. Nha Trang. Các giải pháp vi mô được luận văn đề cập đến bao gồm: giải pháp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH, công khai hóa thông tin tài chính doanh nghiệp, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các công ty sau cổ phần hóa, phát triển trình độđội ngũ lao động, tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động, đổi mới công tác quản trị và tổ chức sản xuất, đổi mới kỹ thuật- công nghệ và tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất

các giải pháp vĩ mô đó là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và đơn giản hóa thủ tục, cải cách hành chính trong tiến trình CPH; đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách về cổ phần hóa; tạo “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp và đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển TTCK. Trên đây là một số giải pháp với hy vọng góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả và đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các DNNN ở tp. Nha Trang.

KT LUN

Trước những thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ trương cổ phần hóa DNNN của chính phủ đã được xem là một quyết định đúng đắn và tất yếu nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Vì vậy, ngay trong chương đầu của đề tài này đã nêu ra những vấn đề có tính chất tổng quan về cổ phần hóa như: các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần; khái niệm, phân loại và đặc trưng của CPH cũng như vai trò quan trọng của nó đối với xã hội, doanh nghiệp và cả người lao động. Bên cạnh đó, việc phân tích những kinh nghiệm CPH của một số quốc gia đã rút ra những bài học quý giá để có thể vận dụng linh hoạt vào các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tp.Nha Trang nói riêng dựa trên hoàn cảnh và điều kiện kinh tế hiện nay.

Từ việc nghiên cứu những lý luận tổng quan này đã xây dựng cơ sở cho đề tài đi sâu vào phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và quá trình CPH của DNNN tại tp.Nha Trang. Với những kết quả so sánh và phân tích các chỉ số về doanh thu thuần bình quân, vốn chủ sở hữu bình quân, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần bình quân… đã cho thấy những kết quả rất khả quan, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN sau CPH được nâng lên rõ rệt, những kết quả này đã góp phần vào sự thành công của chủ trương CPH. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được thì đề tài cũng đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở cả các DN sau khi CPH cũng như ở các DN đang trong tiến trình CPH phải đối mặt. Đó là những hạn chế, rào cản làm giảm hiệu quả của quá trình CPH.

Như vậy, thiết nghĩ để nâng cao hiệu quả CPH các DNNN ở tp. Nha Trang thì cần có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền nhằm tạo một môi trường vĩ mô thuận lợi cho các DNNN đã CPH, nhanh chóng có những định hướng để giúp các DN trước và sau CPH có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, về phía DN cũng cần có sự hợp tác thật sự để thực hiện đồng bộ những giải pháp nhằm tự mình giải quyết những bất cập, vướng mắc đó. Đặc biệt khi tiến trình gia nhập

WTO đang tiến gần kề thì việc mau chóng CPH các DNNN càng trở nên cần thiết và đặt ra nhiều thách thức cho DNNN chủ động đổi mới nhằm đáp ứng cao trong thời kỳ hội nhập.

TÀI LIU THAM KHO

1. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (10/2006), Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN và phương hướng, nhiệm vụ 2006-2010.

2. Bộ tài chính (2000), Các văn bản thực hiện luật doanh nghiệp, NXB Xây dựng. 3. Bộ Tài chính, Thông tư số 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số

187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

4. Lưu Quang Định (2005), “Năm 2005: Đẩy mạnh thị trường hoá cổ phần hoá”,

Báo Lao Động.

5. Nguyễn Đỗ (2006), Chứng khoán đầu tư và quản lý, NXB Lao động xã hội. 6. Lâm Du Hải (2006), “Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp cổ phần hóa: Cần có thêm

những nghiên cứu bổ sung”, VNECONOMY.

7. Lâm Du Hải (2006), “Đẩy nhanh cổ phần hoá: Đề xuất ba phương pháp tính giá trị doanh nghiệp”, VNECONOMY .

8. Đoàn Văn Hạnh (1998), Công ty cổ phần và chuyển DNNN thành công ty cổ

phần, NXB Thống kê.

9. Hồ Sỹ Hùng (2002), “Cổ phần hoá DNNN - bước đi tất yếu”, Đầu tư.

10. Thu Huyền - Ngọc Quyết, “Cổ phần hóa phải hướng tới thị trường”, Tiền Phong.

11. Nhật Linh (2005), “Chấm dứt cổ phần hóa khép kín”, Báo Tuổi Trẻ .

12. Hà My (2005), “Cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc”, TCCN.

13. Nguyễn Văn Nghĩa, CPH giải pháp quan trọng trong cải cách DNNN, NXB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CTQG.

15. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hoà (2005), Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp DNNN năm 2005 và kế hoạch năm 2006.

16. Lê Sơn, “Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: DNNN cần cơ cấu theo hướng đa sở hữu”, Pháp luật TP.HCM.

17. Đoàn Văn Trường (1996), Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình luật kinh tế, NXB Tư pháp, Hà Nội.

19. Lê Tuấn ( 2005), “Đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa công ty nhà nước”, Cục Tin học và Thống kê tài chính.

20. Văn phòng Chính phủ (2004), Ngh định của Chính phủ số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

21. Ngô Việt - Hải Yến, “Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn”, Nhà quản lý

22. TS.Bùi Kim Yến (2006), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Lao động xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các DNNN .pdf (Trang 68 - 73)