Nguồn thơng tin

Một phần của tài liệu Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý (Trang 35 - 38)

Thơng tin phục vụ cho cơng tác thẩm định TD được dựa trên cơ sở ba nguồn sau là hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và các nguồn khác.

* Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp

Khi khách hàng cung cấp hồ sơ tài liệu theo như hướng dẫn, NVTD sẽ kiểm tra về số lượng, tính hợp lý giữa các hồ sơ. Dựa trên những hồ sơ tài liệu đĩ NVTD sẽ tiến hành phân tích năng lực pháp luật của khách hàng vay vốn theo qui định pháp luật, đánh giá năng lực tài chính và năng lực SXKD của DN thơng qua việc kiểm tra các kết quả tính tốn, đặc biệt chú ý tới các khoản tăng đột biến, bất thường, hoặc lớn/nhỏ hơn giá trị, qui mơ thơng thường, hoặc các khoản mục khĩ hiểu, khơng rõ ràng của các báo cáo tài chính. Trong quá trình phân tích, NVTD đối chiếu nội dung hồ sơ với các thơng tin thu thập được để kiểm tra lại tính chính xác của những hồ sơ tài liệu được cung cấp. Tuy nhiên, nếu việc thu thập thơng tin để thẩm định mà chỉ dựa hồn tồn vào hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp thì thơng tin được cung cấp sẽ khơng đầy đủ, các hồ sơ dễ bị làm đẹp, mang tính nhận định chủ quan. Đồng thời, trong hồ sơ tài liệu cĩ những vấn đề cần quan tâm, các mâu thuẫn trong nội dung hồ sơ mà phải thơng qua phỏng vấn, trao đổi với khách hàng thì mới làm rõ được.

* Khảo sát thực tế

Để thực hiện bước này, NVTD lập một danh mục các vấn đề cần làm rõ, thường sẽ tìm hiểu những nội dung sau :

¾ Tìm hiểu về khách hàng

Ngồi việc tìm hiểu người lãnh đạo DN cịn phải tìm hiểu cả những người thân cận như kế tốn trưởng, trưởng phịng kinh doanh, lãnh đạo một số đơn vị thành viên chủ chốt cĩ ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của DN, mối quan hệ giữa các thành viên này. NVTD nếu được sẽ tiếp xúc với tất cả những thành viên trên để nắm thêm một số thơng tin cần thiết để đánh giá thiện chí trả nợ của khách hàng, khả năng điều hành DN, qui mơ kinh doanh. Do đĩ, phía NH sẽ quan tâm đến một số đặc điểm sau :

+ Năng lực quản lý điều hành SXKD, tư chất của chủ DN hoặc người vay vốn. Cụ thể các thơng tin :

- Tuổi tác, thời gian đảm nhiệm chức vụ. Lưu ý, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ thì DN đĩ hoạt động SXKD tốt lên hay kém đi.

- Phẩm chất đạo đức, quan hệ gia đình của người lãnh đạo DN, mối quan hệ với các đối tác chính. Điều này thường thể hiện qua lời nĩi, cử chỉ, tình trạng hơn nhân, uy tín trên thương trường (thơng qua sản phẩm..vv..), với bạn hàng (thơng qua những ưu đãi được khách hàng áp dụng).

- Sự đồn kết thống nhất trong ban lãnh đạo, trong DN. Đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu như : cĩ mâu thuẫn trong nội bộ (giữa hội đồng quản trị, ban điều hành, nhân viên); sự thay đổi thường xuyên cơ cấu, bất đồng trong ban điều hành; người lãnh đạo cĩ biểu hiện độc đốn, ít kinh nghiệm, thiếu quan tâm tới cổ đơng, thuyên chuyển nhân viên thường xuyên, cĩ tính gia đình.

Đặc biệt chú ý và ghi rõ về các chủ DN chưa được qua đào tạo trường lớp, sắp nghỉ hưu, vừa phục hồi, tuổi cao sức yếu, hay rược chè, quan hệ khơng rõ ràng, thường đề cập đến mối quan hệ với các quan chức và làm giàu bằng mọi cách.

+ Qui mơ hoạt động của DN :

- Số lao động : gián tiếp, trực tiếp để thấy được bộ máy quản lý, nhân viên hành chính so với bộ phận sản xuất cĩ hợp lý khơng. Tiền lương, thu nhập bình quân của nhân viên cĩ xu hướng tăng hay giảm.

- Tình trạng thiết bị, máy mĩc hiện cĩ : cơng nghệ sản xuất hiện đại hay lạc hậu, cơng suất sản xuất thực tế thời gian qua.

- Tìm hiểu tình hình SXKD, kết quả kinh doanh thời gian qua, sản phẩm tiêu thụ thế nào, uy tín, chất lượng sản phẩm, thị trường rộng hay hẹp … Cần chú ý nghiên cứu cẩn thận đối với các khách hàng cĩ các chi phí bất hợp lý, các chi phí nhằm tạo ấn tượng như văn phịng làm việc, phương tiện giao thơng … lẫn lộn giữa chi phí cơng và tư.

+ Tình hình tài chính và quan hệ với NH

Thơng qua khảo sát thực tế phải đánh giá được sơ bộ về tình hình tài chính, mối quan hệ và uy tín trong giao dịch với các NH đã cĩ quan hệ trước đây. Trong đĩ cần

nghiên cứu kỹ đối với các khách hàng cĩ biểu hiện :

- Khĩ khăn trong các khoản thanh tốn tối thiểu (lương, điện, nước, điện thoại …)

- Tiếp tục xin vay khi nhu cầu vốn đã qua thời kỳ đỉnh điểm (đặc biệt chú ý đối với các khách hàng cĩ hoạt động SXKD chịu ảnh hưởng của mùa vụ).

- Yêu cầu các khoản nợ vượt dự kiến, vượt qui mơ, năng lực SXKD. - Cĩ hiện tượng dùng vốn ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn.

- Trì hỗn nộp báo cáo tài chính, khả năng tạo tiền từ hoạt động SXKD giảm, doanh số bán tăng nhưng lãi giảm, lượng hàng hĩa sản xuất tăng nhanh hơn doanh số bán, hạch tốn khơng đúng tài sản cố định, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tính thêm giá trị tài sản vơ hình nhằm tăng giá trị DN, lợi nhuận cĩ được nhờ sản phẩm bất thường.

¾ Tìm hiểu về phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư cĩ liên quan :

Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp để làm rõ các điểm chưa rõ trong phương án SXKD / dự án đầu tư và nguồn trả nợ NH … Khi đặt câu hỏi phỏng vấn cần chú ý một số điểm sau thường khơng được nêu rõ trong các tài liệu :

- Khả năng, điều kiện cần và đủ để tạo ra các nguồn thu nhập từ hoạt động SXKD tạo nguồn trả nợ NH.

- Những khĩ khăn, thuận lợi và những loại rủi ro cĩ thể xảy ra trong quá trình vay vốn, biện pháp phịng ngừa, khắc phục hậu quả và các nguồn trả nợ thay thế khi việc thực hiện phương án / dự án gặp rủi ro khơng đủ trả nợ NH .

- Khảo sát thực tế, tìm hiểu các mặt thuận lợi, khĩ khăn nơi thực hiện phương án / dự án. Đối với các dự án đầu tư đặc biệt chú ý những vấn đề liên quan đến đất đai như đã giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng chưa, cĩ thuận tiện giao thơng. Tìm hiểu về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, lao động, điện nước… Tìm hiểu về cơng nghệ, tham quan nghiên cứu đánh giá so sánh cơng nghệ đang/đã/sẽ áp dụng đối với dự án đầu tư.

¾ Tìm hiểu về tài sản bảo đảm :

- Kiểm tra thực tế sự tồn tại, tình trạng hợp pháp của tài sản bảo đảm, tài sản cĩ bị tranh chấp khơng. Trong trường hợp cần thiết phải chụp ảnh tài sản, photo các tài liệu cĩ liên quan, cơ sở pháp lý cĩ đầy đủ theo qui định pháp luật.

mã, trang trí .. so sánh với giá trị thị trường, giá trị khi mua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu, dự kiến biện pháp quản lý khai thác tài sản thế chấp cầm cố.

- Đánh giá khả năng phát mại (về tính dễ bán, giá cả thị trường, dự kiến giá cả trong tương lai …) để cĩ đủ cơ sở định giá và nhận thế chấp cầm cố.

- Đối với trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3, cần nghiên cứu kỹ lưỡng mối quan hệ giữa bên thứ 3 và khách hàng vay vốn.

NVTD nên ghi chép lại nội dung các buổi làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc sao chụp lại các thơng tin in trên báo chí, sách … và lưu hồ sơ cho vay như các căn cứ thuyết minh cho báo cáo thẩm định.

* Từ các nguồn khác :

Tùy tính chất và mức độ phức tạp của từng khoản vay, NVTD cần tìm hiểu và chủ động thu thập thơng tin từ các nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho cơng tác thẩm định của mình được tốt nhất. Các nguồn thơng tin cĩ thể khai thác : trung tâm thơng tin phịng ngừa rủi ro của NHNN (CIC), phịng thơng tin TD của NHNT … và các loại báo, tạp chí kinh tế. Khi khai thác từ các nguồn thơng tin khác, NVTD tập trung đánh giá tính khớp đúng so với thơng tin được khách hàng cung cấp; uy tín của khách hàng/sản phẩm của khách hàng trên thị trường; mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ TD của khách hàng với NHTM khác …

Một phần của tài liệu Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý (Trang 35 - 38)