Phân tích các điều kiện đảm bảo nợ vay

Một phần của tài liệu Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý (Trang 47 - 49)

Khi phân tích điều kiện đảm bảo, NVTD phải quán triệt tư tưởng : nguồn trả nợ NH an tồn nhất, cơ bản nhất là nguồn thu từ dự án/phương án SXKD do đĩ dự án/phương án vay vốn phải cĩ hiệu quả, cĩ lãi. Vì vậy điều kiện tiên quyết khi xét

duyệt cho vay là tính khả thi của dự án. Tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh là các nguồn thu dự phịng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng khơng thể thực hiện được.

Hiện nay, các TCTD thực hiện đảm bảo tiền vay theo các nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD; nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD và thơng tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 về hướng dẫn thực hiện một số qui định về bảo đảm tiền vay của các TCTD do NHNN ban hành. Tùy từng trường hợp, theo những qui định trên và hướng dẫn của NHNT, hồ sơ đảm bảo tiền vay cĩ khác nhau.

* Trường hợp cho vay khơng cĩ bảo đảm :

- Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi được chi nhánh yêu cầu. Trong một số trường hợp giấy cam kết này cĩ thể kết hợp với giấy đề nghị vay vốn.

- Chỉ thị của Chính phủ về việc cho vay khơng cĩ bảo đảm đối với khách hàng (nếu việc cho vay khơng cĩ bảo đảm theo chỉ thị của Chính phủ).

- So sánh với các điều kiện cho vay khơng cĩ bảo đảm theo qui định của NHNT Việt Nam và các qui định khác cĩ liên quan. Đối chiếu dư nợ với mức cho vay khơng cĩ bảo đảm chi nhánh được phép thực hiện.

* Trường hợp cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản của khách hàng :

Mỗi loại tài sản cĩ các giấy tờ sở hữu khác nhau. Trong đĩ một số loại giấy tờ chủ yếu gồm :

- Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu : tài sản là phương tiện vận tải tàu thuyền thì cĩ giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành; đất đai và tài sản gắn liền trên đất cĩ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến tài sản gắn liền trên đất.

- Hố đơn, vận đơn chứng từ liên quan, các biên bản bàn giao, quyết định giao tài sản (nếu tài sản do cấp trên của khách hàng giao).

- Các loại giấy tờ khác cĩ liên quan.

* Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

- Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đĩ nêu rõ chủ động thơng báo tình hình hình thành tài sản, bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi cĩ. - Cơng văn của Chính phủ cho phép khách hàng được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo chỉ thị của Chính Phủ)

* Trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 :

Ngồi các giấy tờ như trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, cần cĩ : - Cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 để khách hàng vay vốn.

- Báo cáo tình hình tài chính của bên thứ 3 (quyết tốn, báo cáo tài chính các năm gần nhất).

- Nêu rõ các yếu tố về tài sản của bên thứ ba như cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay.

- Nêu rõ mối quan hệ giữa người đi vay và người bảo lãnh

- Nội dung cam kết, thời hạn cam kết, điều kiện cam kết (nếu cĩ).

Đối với bảo lãnh của các tổ chức đồn thể chính trị xã hội : nêu rõ cơ sở pháp lý, nội dung cam kết, thời hạn cam kết, điều kiện cam kết (nếu cĩ).

NVTD sẽ nêu tài sản bảo đảm cĩ phù hợp với qui định khơng, tính pháp lý của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh như tên chủ sở hữu, giấy tờ pháp lý, tình trạng triển vọng của tài sản, sự tranh chấp, thừa kế, đồng sở hữu …; phân tích khả năng quản lý, tính thanh khoản của tài sản và định giá giá trị của tài sản đảm bảo và đối chiếu với dư nợ vay, xác định tỷ lệ % so với tài sản bảo đảm. Ngồi ra, trong tờ trình NVTD cũng nêu rõ thủ tục thế chấp cầm cố, kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm, thời gian và mức bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo qui định của pháp luật).

Một phần của tài liệu Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý (Trang 47 - 49)