Tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý khá đặc thù, là tỉnh cực nam của tổ quốc, có 03 mặt giáp biển. Diện tích tự nhiên 519.407 ha, dân số 1.221.891 người (số liệu điều tra 31.12.2005), bờ biển dài trên 370 km chạy dài từ Đông sang Tây, vị trí này đã mang lại cho tỉnh rất nhiều điều kiện cho nghề khai thác hải sản trên biển quanh năm. Cùng với hai hệ sinh thái rừng ngập mặn và ngập lợ, (rừng đước và rừng tràm) đã tạo điều kiện cho nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển mạnh. Vì vậy trong nhiều năm qua và cả trong thời gian tới, thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.
Với phương châm đó cơ cấu kinh tế Cà Mau được xác định là “Ngư – Nông – Lâm nghiệp – Công nghiệp – Xây dựng – Dịch vụ.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình KT - XH ba năm gần nhất tại Cà Mau
TT CHỈ TIÊU CHỦ YẾU Đơn vị Tính NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 1 Nhịp độ tăng trưởng GDP % 11,43% 11,95% 12,06% 2 Tỷ trọng GDP ngành CN – XD % 22,85% 23,74% 24,30% 3 Tỷ trọng GDP nông – lâm – thuỷ sản % 56,69% 54,12% 52,60% 4 Tỷ trong GDP dịch vụ % 20,46% 22,14% 23,10% 5 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 442 469 518
Trong đó: Kim ngạch XK thuỷ sản Triệu
USD 437 454 510
6 Tổng thu ngân sách Tỷđồng 518 647 781
7 Thu nhập bình quân đầu người / năm
Ngàn đồng
7.460 8.280 9.218
Nguồn: Niên giám thống kê 2003 -2005và Báo cáo của thường trực UBND tỉnh
Cà Mau về tình hình Kinh tế xã hội của tỉnh năm 2005.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình phát triển kinh tế của tỉnh ở mức cao với GDP năm sau cao hơn năm trước.
31 Tỷ trọng các ngành chủ yếu dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trong Công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng, giảm dần tỷ trong nông nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu nói chung, thuỷ sản nói riêng đều tăng và riêng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu cả nước. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm 19,5% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước, năm 2004 là 18,94% và 2005 là 20,62 %.
Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII xác định mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2005 và 2010 gồm:
Mục tiêu kinh tế:
- Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 12,5%, giai đoạn 2006 – 2010 bìng quân 18%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 19%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 22%.
- Giá trị sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 là 14,5%, trong đó thuỷ sản tăng 18%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 8%.
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau được xác định là “Ngư – Nông – Lâm nghiệp – Công nghiệp – Xây dựng – Dịch vụ với tỷ trọng như sau:
Cơ cấu kinh tế Năm 2005 Năm 2010
+ Nông – Ngư – Lâm nghiệp 48% 34%
+ Công nghiệp xây dựng 29% 33%
+ Dịch vụ 23% 33%
- Kim ngạch xuất khẩu: Năm 2005 đạt 518 triệu USD, trong đó thuỷ sản 510 triệu USD, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó thuỷ sản 1 tỷ USD.
Mục tiêu xã hội:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8% năm 2005, dưới 5% đến năm 2010. - Giảm tỷ lệ tăng dân số còn 1,6% năm 2005 và 1,4% năm 2010.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện: 80% vào năm 2005 và 95% năm 2010. - 80% số xã cò đường ô tô đến trung tâm vào năm 2005.
32 - Tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động hàng năm.
- Đến năm 2005, 50% số xã, phường đạt chuẩn văn hoá.
Hoạt động của ngân hàng có mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế của điạ phương nơi mà ngân hàng đặt trụ sở hoặc là vùng kinh tế lân cận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, tất yếu cần một lượng vốn bổ sung rất lớn, không những thế mà trong quan hệ giao thương, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải thông qua hoạt động của ngân hàng. Ngược lại đối tượng để ngân hàng hoạt động chính là các doanh nghiệp, ngân hàng cũng cần phải cho vay, cung cấp các dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy có thể nói tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau phát triển tương đối nhanh và đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu trong những năm qua là tiền đề rất quan trọng cho các NHTM ngày càng mở rộng tầm kinh doanh của mình cả về quy mô và tính chất đa dạng, phức tạp của các nghiệp vụ.
Vì vậy trong phạm vi đề tài này, cần đi sâu nghiên cứu tính hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh, vì đó là đối tượng khách hàng chủ yếu, chiến lược, có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV Cà Mau.
2.2.2. Triển vọng ngành thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập trong thời gian tới :