T DOANH NGHIỆP ổng ồn Phải SLĐ
2.4.1.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước:
Đối với Chính Phủ và các ngành chức năng của tỉnh:
Mặc dù Chính Phủ có nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu như thưởng trên kim ngạch xuất khẩu, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị … cho các đối tượng thuộc Luật khuyến khích đầu tư trong nước, mà đa số ngành chế biến thuỷ sản đều được hưởng. Song trong thực tế còn nhiều bất cập. Việc quản lý quy hoạch và cấp phép đầu tư xây dựng khá tùy tiện, không tập trung, và nhiêu khê thủ tục.
Hiện nay ở tỉnh Cà Mau có 27 nhà máy xí nghiệp của 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản (trong đó có 22 nhà máy chế biến tôm của 16 doanh nghiệp, 05 nhà máy chế biến bột cá và chả cá) nằm rải rác ở 05 huyện và thành phố Cà Mau. Điều đáng nói là tại Thành phố Cà Mau có tới 15 nhà máy nằm ở 4 khu vực khác nhau đều có tên là “Khu công nghiệp” nhưng chỉ là Nhà máy trơ trọi, tự phát chứ không phải là khu. Ví dụ như Khu Công nghiệp Phường 8 có 7 nhà máy, Khu Công nghiệp Phường 6 có 6 nhà máy, Khu Công nghiệp Lương Thế Trân có 02 nhà máy và có một Khu công nghiệp thật là Khu Công nghiệp Khánh An mà không có nhà máy nào, vì vị trí hoàn toàn không thuận lợi, có đường giao thông nhưng chỉ có cầu cho xe dưới 2,5 tấn đi qua. Từ sự bất cập đó dẫn đến khó xử lý về môi trường, hạ tầng … Có những nhà máy muốn mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng phải trình lên trình xuống nhiều cấp, và mất nhiều năm.
Khâu tiêu thụ sản phẩm hầu như doanh nghiệp tự lo liệu, nhờ thương hiệu và lực lượng môi giới của các Công ty nước ngoài tại Việt Nam. Chính Phủ chưa có giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
61 Hoàn thuế giá trị gia tăng là một chính sách tốt, nhưng cũng chính chính sách này đã làm cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Nếu làm tốt thì cũng bị chiếm dụng vốn ít thì vài tỷ, nhiều thì trên chục tỷ và làm nhiều thủ tục nhiêu khê mới được hoàn.
Vấn đề kiểm toán hiện nay không đáng tin cậy. Công ty kiểm toán độc lập của Bộ Tài chính chỉ chấp nhận số liệu của đơn vị không hề phát hiện được gì, doanh nghiệp chỉ tốn thêm chi phí. Còn kiểm toán Nhà nước thì làm cho doanh nghiệp lo sợ, đối phó, hoặc chỉ xuất toán một vài hạng mục chi phí không hợp lý hoặc thiếu chứng từ hợp lệ chứ không phát hiện được cái gốc vấn đề quan trọng trong giá vốn hàng tồn kho.
Hình sự hoá các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại trong nhiều cơ quan pháp luật ở Cà Mau. Khi có một vụ việc xảy ra, các cơ quan này bao giờ cũng tìm xem các cán bộ ngân hàng có thực hiện đúng quy trình theo Luật và các quy định của NHNN hay không, hơn là việc phải làm sao để thu hồi vốn về cho ngân hàng.
Đối với Ngân hàng nhà nước:
Mặc dù đã có Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh thương phiếu nhưng đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa ban hành thống nhất nghiệp vụ chiết khấu chứng từ có giá (một trong 04 hình thức cấp tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng), mà thiết thực hơn cả là chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Hiện nay mỗi NHTM đều hướng dẫn theo cách riêng của mình.
Chiết khấu cho đến nay vẫn được định nghĩa như một khoản cho vay ngoại tệ ngắn hạn ban hành tại Quyết định số / của Thống đốc NHNN Việt Nam và ngân hàng bảo lưu quyền truy đòi nếu bộ chứng từ đòi tiền bị trục trặc. Không phải là hình thức chiết khấu theo đúng nghĩa của lý thuyết tiền tệ - tín dụng. Chính vì vậy có quan điểm khác nhau về hình thức bảo đảm tiền vay. Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu có được xem là cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản.
Chính sách quản lý ngoại hối của NHNN còn nhiều bất cập, lúc thắt chặt lúc nới lỏng nhưng vẫn là quan điểm điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Quan điểm này trong chừng mực giúp NHNN chủđộng điều
62 hành được chính sách tiền tệ, nhưng không thể xoá bỏ sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra chưa kễ các hình thức xé rào của các NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong cạnh tranh mua ngoại tệ đẩy tỷ giá lên từ 10 đến 20 đồng / UDS mà NHNN không kiểm soát nổi hoặc làm ngơ hoặc chưa đến mức xử lý. Các hình thức tăng giá thường là chi hoa hồng cho người có thẩm quyền quyết định giao dịch của doanh nghiệp, hoặc mua hoán đổi qua loại ngoại tệ mà NHNN không quản lý tỷ giá, hoặc mua kỳ hạn nhưng thực ra là ngắn hạn mà cố tình đẩy giá lên. Từđó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng, là một mảng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng XNK, đó cũng là nguyên nhân NH này cho vay tài trợ xuất khẩu, nhưng đành phải để cho doanh nghiệp đi bán ngoại tệ cho ngân hàng khác.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cà Mau chưa làm tốt vai trò quản lý các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Mặc dù các NHTM đều tự chủ kinh doanh, đều có quyền định lãi suất đầu vào, đầu ra và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Song vai trò của NHNN trên địa bàn là người duy nhất có thể đi tìm tiếng nói chung cho các NHTM đó là không nên cạnh tranh thiếu lành mạnh bằng phương pháp tăng lãi suất đầu vào, hạ lãi suất đầu ra và hạ cả tiêu chuẩn tín dụng để lôi kéo khách hàng của nhau. Hậu quả là giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh và có khả năng xuất hiện rủi ro, hoặc bị khách hàng lợi dụng. Giảm lợi nhuận đồng nghĩa với việc giảm tiền lương của CBCNV ngân hàng.