T DOANH NGHIỆP ổng ồn Phải SLĐ
2.3.3.2. Khó khăn vướng mắc:
- Do mới triển khai cho vay từ cuối năm 2004, nên hầu hết khách hàng đang quan hệ tại các tổ chức khác, do đó để thu hút khách hàng, Chi nhánh cần phải có cơ chế thoáng hơn, ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ thanh toán và đặt biệt chấp nhận bước đầu cho vay tín chấp, thậm chí cho vay tín chấp 100%, ngoại tệ lúc đầu doanh nghiệp chưa chuyển tiền thanh toán ngay được cho chi nhánh được.
- Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, sản phẩm đa dạng chủng loại đòi hỏi phải cập nhật thông tin thường xuyên mới quản lý tốt được, nhưng trong điều kiện hiện nay cán bộ tín dụng chưa giám sát hết mọi hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ dựa vào báo cáo của doanh nghiệp và kiểm tra chọn mẫu. Vì thế có thể dẫn đến thông tin sai lệch, bị thất thoát vốn mà không hay.
- Thông tin của khách hàng cung cấp chưa chuẩn, nhiều phương án sản xuất kinh doanh chưa có đầu ra, chỉ tập trung thu mua và sản xuất, việc tiêu thụ tính sau. Điều này cũng gây khó khăn trong thẩm định và cho vay, có yếu tố chạy theo thời vụ. - Tình hình tài chính chưa minh bạch, hạch toán dấu lỗ, dấu lãi, nợ phải thu khó đòi, hàng hoá bị ứ đọng … hệ thống kiểm toán chưa hữu hiệu gần như chỉ lập lại báo cáo quyết toán của đơn vị, từđó ngân hàng đánh giá không đúng hoặc sẽđánh giá sai lệch thực chất về tình tài chính của đơn vị.
- Hầu hết các doanh nghiệp đều phải thuê kho tại thành phố Hồ Chí Minh để gửi hàng, đây là khó khăn lớn nhất cho ngân hàng trong việc quản lý hàng tồn kho, nhất là chưa thể áp dụng hình thức cầm cố, thế chấp hàng tồn kho.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã vô tình hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, cán bộ tín dụng không thường xuyên trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp, nhượng bộ quá nhiều có thể dẫn đến bị lợi dụng, lừa đảo và tiềm ẩn rủi
50 ro. Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay quá thấp, thấp hơn cả TP Hồ Chí Minh, nên làm giảm hiệu quả kinh doanh của các NHTM.
- Do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn, thậm chí có doanh nghiệp nhu cầu vốn lên đến 300 – 400 tỷ đồng, 1 ngân hàng thường không đủ vốn tài trợ đầy đủ nhu cầu vốn cho 1 doanh nghiệp, đồng thời nhằm phân tán rủi ro. Nên doanh nghiệp buộc phải vay vốn nhiều ngân hàng, đặt biệt các doanh nghiệp lại có xu hướng vay vốn tại nhiều ngân hàng để tận dụng được nhiều tiện ích vốn là thế mạnh của các tổ chức tín dụng, nhất là vấn đề hạn mức tín dụng.
- Cơ chế tín dụng và bảo đảm tiền vay mở ra thoáng, nhưng giao trách nhiệm nặng nề cho người trực tiếp cho vay. Chỉ đạo của BIDV còn dè dặt đôi lúc, đôi lúc siết chặt các điều kiện tín dụng, làm cho chi nhánh cạnh tranh với các ngân hàng khác thì gặp khó khăn, nếu linh hoạt dễ bị vi phạm quy chế.
2.3.4. Đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại trong cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV Cà Mau thời gian qua: