Những mối nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản ảnh hưởng đến vốn vay ngân hàng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản (Trang 40 - 42)

T DOANH NGHIỆP ổng ồn Phải SLĐ

2.2.3.3. Những mối nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản ảnh hưởng đến vốn vay ngân hàng:

xuất khẩu thuỷ sản ảnh hưởng đến vốn vay ngân hàng:

Việc phân tích các mối nguy cơ tiềm ẩn rủi ro là để chúng ta lường hết được những khó khăn trong thực tiển từđó đưa ra được các biện pháp chống đỡ hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro, an toàn vốn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Những năm gần đây các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, phát triển mạnh mẻ, nên ngày càng có nhiều nhà máy chế biến ra đời, trong điều kiện nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẻ, nhưng bộc lộ những yếu kém. Tình trạng nuôi tôm tự phát, thiếu qui hoạch, cơ sở hạ tầng chưa đủ sức đáp ứng, trong đó giải pháp về thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh. Nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản còn tìm ẩn rủi ro rủi ro rất lớn, nên sản lượng tôm nuôi không ổn định, có hiện tượng tranh mua vào những thời vụ các tỉnh vùng trên hết nguyên liệu dể dẫn việc thiếu nguyên liệu chế biến, cụ thể trong năm 2006, có nhiều nhà máy chỉ họat động cầm chừng. mặt khác do tranh mua việc kiểm tra vấn để an toàn vệ sinh sinh thú y thuỷ sản chưa làm tốt, làm ảnh hưởng đến hoạt động chế biến thuỷ sản.

41 cao, vệ sinh thực phẩm thiếu bảo đảm, bị trả hàng …)

- Giá cảđầu vào đầu ra, thường thì doanh nghiệp lấy giá đầu ra để tính giá mua đầu vào, nên khó lỗ. Song thường rơi vào những trường hợp chưa có đơn hàng đầu ra mà đầu vào phải sản xuất liên tục (giải quyết việc làm cho công nhân, đã ký hợp đồng đại lý cung cấp không thể từ chối mua nguyên liệu vì người khai thác nuôi trồng thu hoạch theo “con nước” thiên nhiên, không thể dừng mua vì họ không có điều kiện bảo quản nguyên liệu), khi có đầu ra phải tái chế, thay bao bì, lãi vay, phí lưu kho nếu tăng cao và kéo dài thời gian có thể dẫn đến lỗ. Ngoài ra còn có yếu tố do giá thế giới bị tuột trong khi hàng tồn kho giá cao, bán cũng lỗ mà để tồn kho cũng lỗ.

- Rủi ro tỷ giá, khi tỷ giá VNĐ so với ngoại tệ (phổ biến là USD) giảm nghĩa là tiền trong nước tăng giá so với USD sẽ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu, vì lúc đó số tiền USD thu về bán ra VNĐ tái sản xuất sẽ ít hơn số tiền bỏ ra ban đầu.

- Cạnh tranh trong nước và quốc tế: Các doanh nghiệp trong nước thường đẩy giá mua lên để tranh mua nguyên liệu, tăng lương để thu hút lao động có tay nghề … thường diễn ra khá gay gắt. Trên thương trường quốc tế tôm Việt nam thường bị tôm Thái Lan, Trung Quốc cạnh tranh chào giá thấp hơn, tuy nhiên qua vụ kiện vừa rối của Mỹ thấy rằng Việt Nam vẫn độc quyền tôm sú cở lớn (size 21 – 30 trở lên). Trung Quốc mạnh về tôm thẻ chân trắng và Thái Lan mạnh về tôm biển.

- Các rào cản kỹ thuật: Dư lượng kháng sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm … thường bị các nước Châu Âu,Nhật Bản kiểm tra nghiêm ngặt và trả hàng làm tăng chi phí rất lớn.

- Quản lý tài chính lõng lẽo, yếu kém, thất thoát. v.v…

- Chính sách thương mại của nước nhập khẩu: Các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ, kiểm tra chặt chẻ vi sinh và dư thừa chất kháng sinh của Nhật Bản thời gian gần đây là minh chứng.

Trong số những nguy cơ trên, nỗi lên sự kiện đáng chú ý nhất là Vụ kiện chống bán phá giá của Liên minh tôm Miền Nam nước Mỹ (sau đây gọi tắt là vụ kiện tôm của Mỹ). Năm 2004 vụ kiện đã làm các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn.

Đến nay vụ kiện đã kết thúc, ngày 27.01.2005 DOC ra tuyên bố áp dụng mức thuế chống phá giá như sau: (xem bảng 2.8)

42

Bảng 2.8: Mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ của 06 nước bị kiện

TT NƯỚC BỊ KIỆN MỨC THUẾ 1 BRAZIL 9,69 – 67,8% 2 TRUNG QUỐC 27,89 – 112,81% 3 ECUADOR 2,35 – 4,48% 4 ẤN ĐỘ 9,45 – 10,17% 5 THÁI LAN 5,95% 6 VIỆT NAM 4,13 – 25,76% Nguồn: VASEP

Đối với Việt Nam có 3 bịđơn bắt buộc được áp thuế khá thấp, còn 1 bịđơn là Công ty Kim Anh bi áp thuế cao nhất do cung cấp hồ sơ không đạt yêu cầu.

Còn 31 bịđơn tự nguyện còn lại được áp mức thuế riêng biệt 4,38%, riêng 03 bị đơn tự nguyện: Hải Thuận, Nha Trang Fiseries, và Trúc An bị áp mức thuế chung 25,76%.

Với kết quả này, các công ty có tổng lượng tôm xuất khẩu chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hoa Kỳ đã được hưỡng mức thuế suất dưới 5%. Về cơ bản mức thuế này ảnh hưởng không đáng kễđối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, vì mức thuế áp cho các doanh nghiệp Việt Nam đang thấp hơn các nước cùng là bị đơn của vụ kiện này như Thái Lan, Trung Quốc, do vậy chỉ tăng một ít giá bán và giảm một ít giá mua thì không ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp xuất khẩu. Người có thể bị thiệt là người tiêu dùng Mỹ và người nuôi tôm trong nước.

Theo Luật Mỹ, các doanh nghiệp bị kiện chống bán phá giá có thể xin xem xét lại (review). VASEP đang tiếp tục kiên trì đấu tranh để ITC huỷ bỏ vụ kiện phí lý này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)