Tình hình hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 34 - 36)

Trong những năm qua, thị trường huy động vốn luôn diễn biến phức tạp do sự thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và việc thay đổi lãi suất của Fed. Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, SGD đã cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tổng nguồn

vốn huy động tính tới năm 31/12/2008 đạt 28.919 tỷ đồng, tăng 13.615 tỷ đồng (89%) so với năm 2007. Con số cho thấy mức tăng trưởng mạnh của Sở giao dịch BIDV.

- Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2007/2006 2008/2007 Huy động vốn 10.110 15.304 28.919 51% 89% Tiền gửi dân cư 2.791 2.491 2.355 (11)% (5)% Tiền gửi tổ chức 7.284 12.760 26.485 75% 108%

Nguồn huy động khác 34 53 78 54% 47%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Nguồn vốn tiền gửi của dân cư: 2.355 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng (5%) so với năm 2007, chiếm 8,1% trong tổng nguồn vốn huy động được. Giảm 436 tỷ đồng (16%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịch nguồn tiền gửi dân cư từ khu vực NHTM Nhà nước sang các NHTM cổ phần trong những năm gần đây. Đây là một tín hiệu không tốt trong việc huy động vốn của SGD vì nguồn vốn từ dân cư vẫn là nguồn huy động quan trọng của các ngân hàng.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức: 26.485 tỷ đồng, tăng 13.725 tỷ đồng (tăng 108%) so với năm 2007; chiếm 92% trong tổng nguồn vốn. Có thể giải thích là do SGD đã thực hiện tốt công tác thu hút thêm nhiều doanh nghiệp và tổ chức mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và thực hiện các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

Mức tăng trưởng nguồn vốn 2008 so với 2007 cao hơn 2007 so với 2006. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp; tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách hàng nên tính ổn định chưa cao.

- Cơ cấu vốn theo thời gian:

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Nguồn vốn không kỳ hạn: 7.953 tỷ đồng, tăng 4.185 tỷ đồng (tăng 111%) so với năm 2007; chiếm tỷ trọng 27,5% tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực tài chính, tuy vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2007 so với năm 2006 là 129%. Đạt được kết quả trên là do trong năm 2008 SGD mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

Nguồn vốn có kỳ hạn: 20.966 tỷ đồng, tăng 9.394 tỷ đồng (tăng 81%) so với năm 2007; chiếm tỷ trọng 72,5% trong tổng nguồn vốn. Tăng 12.501 tỷ đồng (tăng 148%) so với năm 2006. Tạo lập nguồn vốn ổn định và tự cân đối nguồn vốn để đầu tư cho vay các dự án.

- Các nguồn huy động khác: Năm 2008 huy động từ các nguồn khác đạt

78,235 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007 (huy động được 53,335 tỷ đồng). Tỷ trọng của nguồn này tuy không cao nhưng cũng phản ánh được rằng SGD vẫn chú trọng, số vốn huy động năm sau vẫn cao hơn năm trước.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w