Doanh số cho vay xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 42 - 45)

Với thế mạnh là một NHTM nhà nước có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, BIDV nói chung và SGD nói riêng đã phát triển mạnh hoạt động cho vay tài trợ XNK. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhờ có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các dịch vụ đã tạo điều kiện cho SGD

thu hút thêm khách hàng, mở rộng hoạt động cho vay XNK. Điều này được thể hiện rất rõ qua doanh số cho vay XNK của SGD trong ba năm gần đây:

Bảng 2.6: Doanh số cho vay XNK

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay XNK

Đơn vị: Tỷ đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Doanh số cho vay XNK 1187.697 1472.429 1895.129

Doanh số cho vay chung 4750.715 5354.287 6213.538

2006 2007 2008

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thế thấy rõ xu hướng tăng lên trong doanh số cho vay XNK nói riêng cũng như doanh số cho vay chung tại SGD nói chung. Năm 2008, doanh số cho vay XNK đã đạt 1895,129 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2007 là 422,7 tỷ đồng (29%). Nếu so với năm 2006,

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2007/2006 2008/2007

Doanh số cho vay XNK 1187,697 1472,429 1895,129 24% 29% Doanh số cho vay chung 4750,715 5354,287 6213,538 13% 16%

năm 2007 tăng trưởng ở mức 24%. Có thể nói đây là con số khá là ấn tượng, cho thấy mức tăng trưởng cao và ổn định đối với hoạt động cho vay XNK tại SGD trong ba năm qua.

Có được kết quả như trên là do nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Theo số liệu đã thống kê, trong năm 2008, tổng kim ngạch XNK đã đạt hơn 140 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007, kéo theo mức tăng trưởng tương ứng trong hoạt động cho vay XNK tại SGD. Đáng nói ở đây là vào những tháng cuối năm 2008, hoạt động XNK bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, nếu không đã có thể có mức tăng trưởng ấn tượng hơn. Năm 2006 ghi nhận sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, kéo theo những kết quả khả quan trong XNK ở năm 2007 và 2008. Năm 2008 chứng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng như: nông sản, đồ gỗ, xăng dầu, gas, ô tô…Xuất khẩu có những chuyển động mới trong mở rộng thị trường, trước khó khăn của những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản…, hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh sang khai thác và mở rộng những thị trường mới, hoặc đã thâm nhập trước đó. Tất cả những chính sách này đã có tác dụng lớn trong việc phát triển hoạt động XNK ở Việt Nam, kéo theo đó là nhu cầu cho vay tài trợ XNK tại SGD cũng tăng.

Xét về tỷ trọng của doanh số cho vay XNK so với doanh số cho vay chung, ta thấy tỷ trọng cũng tăng dần qua các năm, từ 25% năm 2006 tới 30,5% trong năm 2008. Đây là kết quả của sự cố gắng của SGD trong việc giảm bớt các khoản cho vay không hiệu quả trong lĩnh vực xây lắp và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra nhiều hình thức cho vay mới an toàn và hiệu quả hơn như cho vay XNK. Mặt khác tỷ trọng cho vay XNK tăng là do

yêu cầu của nền kinh tế đang hộp nhập, lưu thông giữa các nước nhiều nên nhu cầu vay vốn tài trợ cho XNK tăng lên, do đó cho vay XNK trở thành thị trường đầy tiềm năng và phát triển. Tuy vậy tỷ trọng cho vay XNK vẫn chưa cao do chủ yếu hiện nay đối tượng cho vay của SGD là các doanh nghiệp xây lắp, chưa cân xứng với nhu cầu của thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, SGD cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa để gia tăng doanh số cho vay XNK của SGD, từ đó nâng tỷ trọng của cho vay XNK trong doanh số cho vay chung của SGD.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 42 - 45)