Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước tớ

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 58 - 60)

nước tới năm 2010

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sau với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, điều này đòi hỏi Việt Nam phải chủ động hơn trong quá trình hội nhập để khắc phục những khó khăn, thách thức của nền kinh tế và phát huy được những điểm mạnh và cơ hội của mình.

Tuy nhiên trong tình hình thế giới như hiện nay, kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái, đặc biệt là các nước phát triển, những thị trường xuất khẩu chủ lực của đất nước ta, báo hiệu cho một thời kỳ hoạt động xuất khẩu sẽ không thuận lợi. Bên cạnh đó hoạt động nhập khẩu cũng gặp những khó khăn có thể dự báo trước. Trước những yêu cầu đó, Nhà nước đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động XNK như sau:

- Phát triển xuất khẩu một cách bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP.

- Về mặt hàng xuất khẩu: đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản

phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu vì ngày càng có nhiều tiêu chuẩn khắt khe của các nước đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

- Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 là khoảng 13% theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra - tương đương với kim ngạch xuất khẩu khoảng 72 tỷ USD dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn, một số dự đoán cho rằng do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, mức 13% này là khó có thể đạt được.

- Phương hướng chung đối với hoạt động nhập khẩu, đó là kết hợp với sản xuất trong nước để thực hiện việc nhập khẩu đáp ứng các nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc cho sản xuất và đầu tư. Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư và sản xuất cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước….

- Kiểm soát nhập khẩu một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Đẩy mạnh sản xuất và tăng cường sử dụng những loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu còn đang nhập khẩu để góp phần giảm nhập siêu.

- Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được và bảo đảm yêu cầu về chất lượng, các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.

- Trong thời buổi nền kinh tế khó có thể dự đoán trước những biến động, thì bên cạnh duy trì mối quan hệ XNK hiệu quả với các thị trường truyền thống như Châu Á - Thái Bình Dương, Nga, cần phải đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với nhiều thị trường tiền năng khác nhằm tránh lệ thuộc, rủi ro trong quan hệ XNK như thị trường Châu Âu, Châu Phi và Nam Mỹ.

- Khuyến khích, tạo điều kiện và khai thác tối đa tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong hoạt động XNK nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 58 - 60)