Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 36 - 39)

Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Dư nợ cho vay của SGD nhìn chung đều tăng qua các năm. Đến năm 2008, tổng dư nợ cho vay của SGD đã đạt 5.807 tỷ đồng, tăng

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2007/2006 2008/2007 Huy động vốn 10.110 15.340 28.919 51% 89% NV không kỳ hạn 1.645 3.768 7.953 129% 111% NV có kỳ hạn 8.465 11.572 20966 37% 81%

trưởng 14% so với năm 2007. Nguyên nhân do SGD đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với một số khách hàng lớn như: Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy…, đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng, doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện lực, công ty sữa Hà Nội…

- Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn:

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, SGD đã quan tâm tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay ngắn hạn như: cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ tài sản lưu động…Do đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng (42%) so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng trưởng 5% so với năm 2006. Tỷ trọng chiếm 50,1% tổng nguồn tín dụng.

Cho vay trung-dài hạn 2.892 tỷ đồng, giảm 148 tỷ đồng (5%) so với năm 2007, mức giảm mạnh hơn so với mức giảm của năm 2007 so với 2006. Tỷ trọng nguồn cho vay trung-dài hạn chiếm 49,9% tổng tín dụng. Ta có thể thấy quy mô cho vay trung-dài hạn của SGD giảm dần qua các năm do chủ trương của SGD giảm bớt các khoản cho vay trung-dài hạn không hiệu quả nằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy của SGD.

- Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn:

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2007/2006 2008/2007 Tín dụng 5.001 5.099 5.807 2% 14% Cho vay ngắn hạn 1.960 2.059 2.915 5% 42% Cho vay trung-dài hạn 3.041 3.040 2.892 (1)% (5)%

Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Đối với cho vay trung-dài hạn thương mại, mặc dù năm 2007 đã có bước nhảy vọt, đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 lại có sự chững lại, chỉ đạt 1.035 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng (tức là 6%) so với năm 2007. Điều này đã được giải thích ở trên là do SGD đang có sự sàng lọc kỹ càng trong việc chọn các doanh nghiệp để cho vay, đảm bảo doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay trung-dài hạn là cho vay đồng tài trợ, năm 2008 chiếm 55% tổng lượng cho vay. Năm 2008 đã có mức tăng trở lại sau khi có mức giảm đáng kể năm 2007 so với năm 2006. Cho vay đồng tài trợ năm 2008 đạt 1.584 tỷ đồng. Điều này báo hiệu trong thời gian tới SGD sẽ mở rộng hoạt động này, vì đây là một hình thức cho vay tương đối hiệu quả với ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro khi cho vay (san sẻ rủi ro giữa các nhà đồng tài trợ).

Dư nợ cho vay theo kế hoạch Nhà nước đang giảm dần và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay trung-dài hạn. Năm 2008 chỉ đạt 18 tỷ đồng, giảm 143 tỷ đồng (88%) so với năm 2007, tỷ trọng chỉ chiếm chưa đến 1%. Điều này thể hiện sự chủ động hơn của SGD trong việc lựa chọn dự án và ra quyết định cho vay, tăng sự an toàn tín dụng cho SGD.

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2007/2006 2008/2007 Cho vay TDHTM 623 1.095 1.035 76% (6)% Cho vay ĐTT 1.894 1.512 1.584 (20)% 5% Cho vay KHNN 256 161 18 (37)% (88)%

Cho vay ủy thác, ODA 266 271 253 2% (7)%

Cho vay ủy thác, ODA năm 2008 tuy có giảm so với năm 2007 nhưng là không đáng kể (7%), hoạt động cho vay này trong những năm qua vẫn dao động xung quanh một mốc cố định, cho thấy SGD chưa có động thái gì mới để thay đổi hình thức cho vay này.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 36 - 39)