- 1.2 Nguồn nhân lực
c) Thẩm định lại dự án
2.1.1.1. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay a) Căn cứ pháp lý xây dựng dự án.
a) Căn cứ pháp lý xây dựng dự án.
Thẩm định lại các căn cứ pháp lý xây dựng dự án giáo dục là cần thiết, từ đó, cán bộ thẩm định xác định được dự án có nằm trong các đối tượng ưu đãi của Nhà nước hay không, từ đó áp dụng những chính sách, điều kiện tín dụng phù hợp với dự án. Thông thường, các dự án đầu tư phát triển giáo dục nằm trong lĩnh vực khuyến khích xã hội của Nhà nước, đồng thời, cũng có những tiêu chuẩn về số lượng học sinh, mật độ học sinh để đảm bảo chất lượng sản phẩm của dự án. Vì vậy các cán bộ thẩm định của SGD I – NHPT VN cũng rất chú ý đến điểm này khi thẩm định các dự án.
Đối với dự án đầu tư XD trường tiểu học và THCS Hà Nội của Công ty Cổ phần X - Dự án đầu tư xây dựng Trường tiểu học và THCS Hà Nội thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại Mục I, điều 4, Nghị định số 106/2008/NĐ – CP ngày 19/09/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ – CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 69/2008/NĐ – CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của dự án phù hợp với Quyết định số 1466/QĐ – TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Danh mục loại hình, tiêu chí
quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Dự án xây dựng Trường tiểu học và THCS Hà Nội có tiêu chí cụ thể như sau: +Quy mô/công suất: Tiểu học 50 lớp, THCS 64 lớp
+ Diện tích đất tối thiểu:
Tiểu học: 18.091 m2/1500 hs = 12,06 m2/hs THCS: 18.432 m2/1920 hs = 9,6 m2/hs + Số học sinh tối đa/1 lớp: 30 hs/ 1 lớp
b)Đánh giá về phương án lựa chọn địa điểm
Địa điểm của dự án được thẩm định theo phương pháp phân tích đánh giá của cán bộ phòng Tín dụng cho thấy địa điểm của dự án là tương đối hợp lý: thuộc khu vực đã được quy hoạch và xây dựng khu đô thị mới, dân cư đông, dân trí cao. Hiện tại đang là đất nông nghiệp), không vướng vào các cơ sở hạ tầng chung của dân cư và thành phố nên chủ đầu tư hoàn toàn chủ động thực hiện các công tác giải phóng mặt bằng và thi công công trình. Đồng thời, địa điểm có nguồn điện, nước đảm bảo quá trình vận hành dự án.
c)Nhu cầu thị trường:
Theo phương pháp phân tích đánh giá của cán bộ thẩm định, nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án là rất cao, do hệ thống trường học trở nên quá tải, không đảm bảo kết quả học tập của học sinh. Dự án được đánh giá sau khi xây dựng xong sẽ tuyển sinh tăng dần và giữ số học sinh ổn định trong các năm thực hiện dự án.
d)Phương án tài chính của dự án.
* Tổng mức đầu tư của dự án:
Về cơ bản, các khoản mục chi phí trong cơ cấu của tổng mức đầu tư được cán bộ thẩm định đánh giá là khá đầy đủ, hợp lý, theo quy định hiện hành:
+ Về chi phí thiết bị: Chi phí tương đối hợp lý, phù hợp với một trường quốc tế chất lượng cao.
+Về chi phí xây dựng được tính toán theo: Định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo quyết định số 1776/2007/QĐ – VPBXD ngày 19/08/2007 của Bộ Xây Dựng và Đơn giá xây dựng công trình TP Hà Nội ban hành theo Quyết định số 57/2008/ QĐ – UBND ngày 12/12/2008 của UBND TP Hà Nội, Quyết định số 57/2008/QĐ – UBND TP Hà Nội về việc Công bố bảng giá nhân công, hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Hà Nội; Công bố giá vật liệu xây dựng số 01/2009/CB GVL – LS ngày 15/01/2009 của UBND TP Hà Nội.
+Về chi phí đền bù, hỗ trợ, GPMB để thực hiện dự án Phòng Thẩm định đã xác định lại theo đúng Quyết định số …. của UBND Quận …. về việc phê duyệt phương án bồi
+ Về chi phí khác:chủ đầu tư xác định một số chi phí trong chi phí công nghệ giáo dục, chi phí quảng cáo PR…là hơn 36 tỷ đồng được đánh giá là khá cao và chưa có cơ sở chắc chắn, đồng thời chưa phù hợp với quy định hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Phòng thẩm định rà soát lại chi phí khác nhằm đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với quy định hiện hành.
+ Lãi vay trong thời gian xây dựng xác định trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư dự kiến trong dự án với lãi suất 9,6%/năm.
Như vậy, tổng mức đầu tư được xác định lại như sau:
Chi phí xây dựng: 190.090 triệu đồng Chi phí thiết bị: 108.173 triệu đồng Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 99.514 triệu đồng Chi phí quản lý dự án: 5.260 triệu đồng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 9.920 triệu đồng Chi phí khác: 12.186 triệu đồng Dự phòng: 47.896 triệu đồng Lãi vay trong thời gian xây dựng: 54.900 triệu đồng Tổng mức đầu tư của dự án là: 527.939 triệu đồng - Nguồn vốn tham gia đầu tư:
+ Vốn vay NHPT VN: 199.000 triệu đồng. + Vốn tự có: 328.393 triệu đồng.
Theo báo cáo nhanh của Công ty X: tổng nguồn vốn của Công ty là 927.082.733.018 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 832.135.956.728 đồng ( tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 271.369.289.614 đồng). Để đảm bảo tính ổn định, đủ vốn đầu tư dự án, cán bộ thẩm định yêu cầu chủ đầu tư mở tài khoản tiền gửi tại Sở Giao Dịch I – NHPT VN, gửi VTC vào tài khoản để đầu tư dự án theo tiến độ.
* Chi phí hoạt động kinh doanh.
- Chi phí tiền lương được chủ đầu tư tính toán tương đối chi tiết, hợp lý: lương của giáo viên, cán bộ quản lý……cứ 5 năm thì tăng lương 10%.
- Chi phí vật tư, giá điện là 1500đ/1KW, giá nước 5428đ/1m3, cứ 4 năm tăng 10%. - Chi phí các khoản mục: Chủ đầu tư đã tính toán tương đối chi tiết và hợp lý dựa trên nhu cầu chi phí cần thiết của trường giáo dục quốc tế chất lượng cao. Phòng Thẩm định bổ sung và sửa đổi một số chi phí còn chưa hợp lý. Phòng Thẩm định đã tính phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh của dự án là 12,740 triệu đồng/20 năm hoạt động; chi phí quảng cáo, tiếp thị tạm tính 800 triệu đồng/ năm ( tăng đều 10%/năm); Chi phí mua văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ được chủ đầu tư xác định 20USD/năm là hợp lý; Chi phí đào tạo giáo dục 3% tổng doanh thu ( chi đào tạo, thu thập tin tức trong và ngoài nước); Chi thiệt hại, dự phòng trong sản xuất 1% tổng doanh thu, Các chi phí khác 3% tổng doanh thu.
- Khấu hao tài sản cố định: thời gian khấu hao công trình xây dựng là 25 năm, khấu hao trang thiết bị 8 năm.
Các mức khấu hao được áp dụng cho dự án phù hợp với Thông tư số 203/2009/TT – BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính và được tính theo phương pháp khâu hao đường thẳng, phân bổ đều qua các năm.
*Doanh thu:
- Thu từ học phí ( mỗi năm học 10 tháng):
Học phí Tiểu học cơ sở 270 USD/học sinh/tháng Học phí Trung học cơ sỏ 270USD/học sinh/tháng - Thu từ các khoản các:
Các khoản thu Tiểu học cơ sở Trung học cơ sỏ Tiền Ngoại khóa 160 USD/hs/khóa 160 USD/hs/khóa
Tiền kí túc xá 90 USD/tháng 90 USD/tháng Tiền xây dựng trường 20 USD/hs/năm 20 USD/hs/năm
Tiền xe bus 40 USD/hs/tháng 40 USD/hs/tháng Tiền ăn 50 USD/hs/tháng 60 USD/hs/tháng
Mức học phí này được đánh giá tương đương với các trường quốc tế khác tại địa bàn Hà Nội
* Phân tích độ nhạy của dự án
Phân tích độ nhạy của dự án dựa trên 2 chỉ tiêu là tăng chi phí biến đổi của dự án và giảm doanh thu của dự án.
Qua phân tích tài chính, dự án có chỉ tiêu hiệu quả NPV = 63.451 và IRR=14.4% Tăng giá chi phí đến 5% Chỉ tiêu dự tính Doanh thu giảm dưới 5%
NPV 6.599 63.451 8.689
IRR 12,9% 14,4% 13,5%
Như vậy, ở cả 2 trường hợp thì dự án vẫn đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, để dự án hoạt động hiệu quả, chủ đầu tư cần không ngừng nâng cao năng lực quản lý, dạy học, tổ chức đào tạo các cán bộ giáo viên theo dạy học một cách hợp lý tránh tình trạng là một trường đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế có chất lượng cao về cơ sở vật chất nhưng chất lượng giảng dạy lại kém hơn các trường công lập khác.
e)Thuận lợi, khó khăn của dự án:
Khi đánh giá thẩm định một dự án đầu tư, các cán bộ của SGD I – NHPT Việt Nam sẽ thu thập thông tin của dự án, phân tích để đưa ra đánh giá thẩm định khách quan về những thuận lợi và khó khăn của dự án. Từ đó, đánh giá được khả năng của dự án, xem xét những khó khăn của dự án có khả năng khắc phục hay không, nếu khắc phục được thì có thể khắc phục được ở mức độ nào, giải pháp đưa ra có hợp lý hay không. Đưa ra
nhận định về thuận lợi và khó khăn của dự án chính là một phần quan trọng trong công tác thẩm định dự án, góp phần đưa ra quyết định cuối cùng đối với việc cho vay dự án.
Đối với dự án đầu tư XD trường tiểu học và THCS Hà Nội của Công ty Cổ phần X Thuận lợi:
• Được sự quan tâm, chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT và UBND TP. Hà Nội, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội…
• Đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn cao, cộng đồng trách nhiệm tốt, năng động. 100% cán bộ đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, không ngừng học hỏi, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
• Phụ huynh học sinh phần lớn có học vấn cao, quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ ở cấp tiểu học và THCS, ủng hộ các thầy cô giáo trong mọi hoạt động của lớp và trường.
• Dự án nằm trong khu đô thị có cơ sở hạ tầng dược quy hoạch hoàn thiện rất thuận lợi cho việc khai thác, vận hành dự án.
Khó khăn:
• Trường mới đang triển khai hoạt động, khối lượng công việc còn rất lớn. • Học phí tuơng đối cao, khó đáp ứng nhu cầu các gia đình có thu nhập thấp.
f)Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án:
NPV(r=12%) = 65.451 IRR =14,4%
B/C =1,9%
2.1.1.2. Kiến nghị:
Chấp thuận cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để đầu tư dự án với các điều kiện tín dụng sau:
- Tổng số vốn cho vay tối đa: 199.000.000.000 đồng
- Lãi suất cho vay theo quy định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng ( hiện nay là 9.6%/năm), lãi phát sinh trả hàng tháng.
- Thời hạn cho vay: 8 năm ( 96 tháng) - Thời gian ân hạn: 30 tháng
- Kỳ hạn trả nợ: theo tháng. - Mức trả nợ cụ thể như sau:
+ Năm thứ nhất: 9.000.000.000 đ/năm. + Năm thức hai:27.000.000.000 đ/năm. + Năm thức 3: 36.000.000.000 đ/năm. + Năm thứ 4: 45.000.000.000 đ/năm.
+ Năm thứ 5: 54.000.000.000 đ/năm. + Năm thức 6: 28.000.000.000 đ/năm. Ngoài ra:
- Chủ đầu tư đảm bảo huy động đủ vốn tự có tham gia đầu tư dự án theo tiến độ thực hiện các hạng mục dự án như đã cam kết.
+ Chủ đầu tư cần cung cấp đầy đủ giấy phép thành lập trường của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định hiện hành.
+ Chủ đầu tư có văn bản cam kết mua bảo hiểm cho dự án theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, của NHPT Việt Nam.
+ Chủ đầu tư cần bổ sung các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất với Sở TNMT Hà Nội để làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định với Sở Giao Dịch I – NHPT Việt Nam.
Trước khi giải ngân, chủ đầu tư phải hoàn chỉnh các thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định. Thực hiện mở tài khoản và gủi tiền mặt dùng để làm tài sản đảm bảo tiền vay vào Sở Giao dịch I – NHPT Việt Nam.
Chủ đầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng địa điểm cam kết thực hiện dự án, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình, về đấu thầu và các quy định của Pháp luật có liên quan.