Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam .doc (Trang 77 - 79)

- 1.2 Nguồn nhân lực

c) Thẩm định lại dự án

1.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhan khách quan là nguyên nhân xuất phát từ điều kiện bên ngoài, những yếu tố khách quan từ môi trường do đó bản thân Ngân hàng không thể điều chỉnh được, ngân hàng phải tìm cách thích nghi và hạn chế. Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm:

Hệ thống thông tin giữa các Ngân hàng chưa phát triển.

Nhìn chung hiện nay chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cũng như giữa các ngân hàng thương mại với nhau trong việc cung cấp thông tin trong hoạt động thẩm định dự án ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Trung tâm CIC không thực sự thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các ngân hàng. Điều này cũng góp phần làm giảm chất lượng thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng nói chung và NHPT Việt Nam nói riêng.

Về phía Nhà nước:

Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan rất chặt chẽ với các quy định của Pháp luật trên nhiều khía cạnh khác nhau, mà hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đầy đủ, thiếu tính ổn định, thủ tục còn rườm rà. Điều đó đã làm cho công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong quy trình cho vay hiện nay, dù đã có nhiều cố gắng song các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, về tính công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp, về các quy định trong hoạt động tín dụng chưa tốt nên đã gây trở ngại cho hoạt động thẩm định.

Tình trạng thiếu trung thực và năng lực hạn chế của chủ đầu tư:

Có nhiều đơn vị không muốn công khai tình hình tài chính của mình do đó cán bộ thẩm định rất khó khăn để tiếp cận khai thác thông tin. Khi phân tích dự án, bản thân đơn vị vay chưa nắm đầy đủ các nội dụng và thủ tục cần thiết, chưa có thông tin đầy đủ về thị trường nên các báo cáo nghiên cứu khả thi còn thiếu nhiều nội dung và đòi hỏi các cán bộ thẩm định lưu tâm yêu cầu giải trình thêm. Điều này gây mất thời gian cho cả 2 bên và làm chậm thời gian thẩm định. Ngoài ra, có những dự án khả thi nhưng do năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư kém, việc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hậu quả là dự án khả thi nhưng thực hiện lại không thành công.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam .doc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w